Bí quyết rèn nề nếp học tập cho con mỗi tối
Trẻ em sau một kỳ nghỉ hè kéo dài nên vẫn còn mải chơi chưa quen với việc phải ngồi vào bàn học mỗi tối. Đối với những trẻ mới vào lớp một các bậc cha mẹ còn cảm thấy đau đầu hơn bởi trẻ vẫn ham chơi, chưa quan tâm đến bài vở.
Nhiều bậc cha mẹ khi trẻ còn nhỏ không rèn nếp học cho con vì suy nghĩ rằng trẻ nhỏ cần phải được chơi, sau một ngày học trên lớp về nhà phải được thoải mái, trường không được giao bài tập về nhà cho các con,…Nhưng khi trẻ bắt đầu lên cấp hai khối lượng bài vở, kiến thức nhiều trẻ bắt buộc phải học để theo kịp với khối kiến thức nhiều thì các bậc cha mẹ lại trách mắng con lười, không chịu làm bài tập về nhà, học sao ít, điểm kém,….
Nhưng để rèn nề nếp học tập cho con các bậc cha mẹ nên rèn nề nếp học càng sớm càng tốt.
Ngay khi trẻ tư 3 - 4 tuổi các bậc cha mẹ hãy duy trì 1 nếp sinh hoạt cho con là tối tối ăn cơm xong, mẹ sẽ cùng con tô màu, cắt dán, vẽ… Thời gian lúc này không nhiều chỉ cần 5 phút – 10 phút – 15 phút,… và tăng dần theo tính cách của từng trẻ.
Bởi điều này sẽ giúp con quen với việc đến khung giờ đó là con sẽ cần ngồi tại bàn, nghiêm túc tập trung làm một công việc.
Khi con bước vào lớp 1 hãy thỏa thuận, trao đổi với con về thời gian học bài không nên tự ý quyết định thời gian học bài của con. Bởi con sẽ cảm thấy thoải mái, hứng thú khi được tự mình quyết định thời gian học. Cùng con sắp xếp các công việc, học tập, vui chơi sao cho hợp lý nhất.
Các bậc cha mẹ hãy kiên tri, kiên định với việc rèn nề nếp học cho con. Bởi không phải một hay 3,4 ngày trẻ sẽ đi vào nề nếp mà cần phải có thời gian, quá trình cho trẻ thích ứng dần. Đừng chỉ rèn nề nếp học cho con trẻ ngồi vào bàn học cho con mỗi tối chỉ trong 3-4 ngày rồi mải cho con đi chơi, lại quên mất, phải mất công rèn lại.
Khi trẻ đã làm công việc đó đều đặn trong khoảng 7 – 10 ngày trẻ sẽ dần hình thành phản xạ có điều kiện và thành lập một thói quen mỗi tối ngồi vào bàn học
Các bậc cha mẹ cũng nên giao cho con một cách cụ thể như con làm bài A, bài B nhé, hoặc con hãy đọc câu chuyện này nhé,…đừng giao bằng mệnh lệnh chung chung như: hôm nay ở nhà học đi con ơi, làm bài đi con nhé…
Đừng quên khích lệ động viên con trẻ kịp thời. Cha mẹ hãy nói những lời động viên, khích lệ tinh thần cho trẻ như: không sao, sai một tí thôi con ạ, sai mình sẽ sửa, con cố gắng hơn chút xíu nhé, hôm nay con làm tốt quá; con vẽ đẹp thế; con làm được thế này là giỏi hơn mẹ rồi này;….
Cha mẹ hãy thiết kế góc học tập cho con. Bởi góc học tập phải tạo được cảm hứng cho trẻ bằng cách để trẻ nhận thấy: Cái bàn đó là của mình; Mình ngồi vào bàn đó là để khám phá, Mình có một cái bàn,…Hãy cho trẻ sắp xếp, trang trí bàn học để tạo cảm hứng, giúp chúng tìm ra những thú vị khi ngồi vào bàn học.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Dạy con trai thành tài bằng 9 bài học ngay từ nhỏ
Dạy con trai thành tài với 9 bài học ngay từ nhỏ -
Người đọc sách thường có khi chất thế nào
Khí chất của người đọc sách nhiều -
13 lời nhắn nhủ giúp bạn "thức tỉnh" trước khi quá muộn
Càng kỷ luật càng tự do với 13 lời nhắn nhủ giúp bạn thức tỉnh trước khi quá muộn -
10 câu nói khiến bạn nỗ lực không ngừng
10 câu nói là động lực khiến bạn nỗ lực không ngừng -
Các bạn trẻ ơi Ngộ sớm sẽ không thành danh cũng thành công
Các bạn trẻ ơi Ngộ sớm sẽ không thành danh cũng thành công -
18 điều giới trẻ nên và không nên làm để gặt hái thành công
Để gặt hái thành công có 18 điều giới trẻ nên và không nên làm -
-
Kỹ năng xử lý nước vào tai khi tắm gội, bơi lội tránh viêm ống tai ngoài
Khi bơi lội, tham gia các môn thể thao dưới nước, tắm gội dù khá cẩn thận nhưng nhiều người bị nước vào tai. Đa số mọi người thường xem nhẹ việc nước vào tai nhưng nếu không biết kỹ năng xử lý đúng cách sẽ gây ra tình trạng viêm ống tai ngoài -
Tai nạn điển hình đối với học sinh trong hè, phương pháp sơ cứu hiệu quả
Nghỉ hè là thời gian học sinh được nghỉ 3 tháng sau khi kết thúc một năm học. Tuy nhiên trên thực tế, năm nào cũng xảy các tai nạn đáng tiếc trong kỳ nghỉ đặc biệt này. -
Hóa giải mâu thuẫn để làm chủ cuộc sống
Mâu thuẫn là việc thường gặp trong cuộc sống. Mâu thuẫn xảy ra giữa các thành viên trong gia đình, thành viên trong công ty, đối tác....khi các bên bất đồng quan điểm dẫn đến những hệ lụy, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ.