Quy trình tiêm filler môi chuẩn, ưu và nhược điểm
Quy trình tiêm filler môi chuẩn, ưu và nhược điểm
Tiêm filler môi là một trong những thủ thuật nhanh chóng khắc phục các khuyết điểm của môi, giúp đôi môi trở nên căng mọng, quyến rũ, hợp với xu hướng làm đẹp. Quy trình tiêm filler môi được thực hiện như thế nào, những ưu nhược điểm của phương pháp làm đẹp này.
Tiêm filler môi là một trong những phương pháp thẩm mỹ đưa hợp chất làm đầy sinh học (acid hyaluronic) qua loại kim chuyên dụng vào môi. Sau đó điều chỉnh dáng môi sao cho phù hợp với yêu cầu của từng người cũng như mong muốn tạo hình dáng môi đang hot theo xu hướng.
Khi được tiêm vào môi hợp chất này sẽ tương thích với môi, tạo thành khối môi giúp tăng kích thước cho môi. Trong quá trình tiêm filler các bác sĩ thẩm mỹ sẽ tạo dáng môi sao cho filler phân tán cân đối, đầy đặn cho đôi môi giúp đôi môi trở nên căng mọng, quyến rũ, khắc phục các nhược điểm của môi như môi mỏng, môi lệch, môi không đều, môi có nhiều nếp nhăn, tạo hình dáng môi theo nhu cầu
Quy trình tiêm filler môi
Tiêm filler môi quá trình thực hiện chỉ diễn ra trong khoảng từ 15-20 phút, thực hiện khá nhanh chóng, không cần phải nghỉ dưỡng, tiết kiệm thời gian. Tại các bệnh viện thẩm mỹ quy trình tiêm filler môi được diễn ra như sau:
Bước 1: Bác sĩ sẽ thăm khám, phân tích tình trạng môi và tư vấn dáng môi phù hợp cho mỗi người khi tiêm Filler môi.
Bước 2: Vệ sinh và sát khuẩn vùng môi. Phương pháp gây tê phổ biến là thoa kem gây tê lên môi hoặc tiêm thuốc tê vào lợi. Sau vài phút môi sẽ mất cảm giác và sẵn sàng để được tiêm filler. Ngoài ra trong quá trình tiêm filler, thuốc tê sẽ được mix vào để giảm cảm giác khó chịu.
Bước 3: Khi tiêm filler các bác sĩ thẩm mỹ sẽ sử dụng kim tiêm cannula với kích cỡ đầu kim siêu nhỏ. Hướng tiêm, vị trí đưa mũi tiêm tùy thuộc vào mỗi bác sĩ có thể tiêm từ khóe môi đến giữa môi, tiêm từ nhân trung sang hai bên,
Bước 4: Sau mỗi mũi tiêm bác sĩ thẩm mỹ sẽ nắn nhẹ môi để đảm bảo filler được phân bố thật đều, ngăn tình trạng nổi cục
Bước 5: Mỗi một ca tiêm filler môi thường sẽ kéo dài trong khoảng 15 - 20 phút. Sau khi kết thúc, định hình dáng môi theo nhu cầu bác sĩ sẽ massage môi nhẹ nhàng và chườm đá trong khoảng 10 phút
Bước 6: Bác sĩ căn dặn cách chăm sóc và vệ sinh môi sau khi tiêm.
Sau 24h đầu sau tiêm fille môi sẽ bị sưng (ít hoặc nhiều phụ thuộc vào cơ địa mỗi người), những điểm tiếp xúc với kim tiêm sẽ xuất hiện tình trạng tím, chảy máu nhưng các bạn đừng quá lo lắng đây là điều hoàn toàn bình thường
Từ 3-7 ngày sau tiêm filler hiện tượng sưng tím sẽ hết dần, đôi môi trở nên quyến rũ, căng mịn hơn.
Để hạn chế biến chứng có thể xảy ra sau khi tiêm môi hãy chú ý chăm sóc cẩn thận, không massage, sờ nắn, chạm, chà xát môi, không nên xông, không nên tập gym, yoga hay tập các bài tập tạo áp lực cho cơ mặt, môi, tránh để môi tiếp xúc với ánh mặt trời, hay ở quá lâu ở nơi có nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ cao, kiêng các thực phẩm như đồ nếp, hải sản, thịt bò, thịt gà, rau muống, các chất kích thích rượu bia, các thức ăn khô cứng.
Ưu và nhược điểm của phương pháp tiêm filler môi
Ưu điểm phương pháp tiêm filler môi:
+ Tiêm filler môi sử dụng tiêm cannula với kích cỡ đầu kim siêu nhỏ là không xâm lấn, không tác động sâu gây ảnh hưởng đến môi
+ Do được ủ tê trong quá trình tiêm nên không cảm thấy đau đớn, khó chịu, chỉ sau khi hết thuốc tê thì môi có thể bị nhói nhẹ ở vị trí kim tiêm nhưng tình trạng sẽ hết sau vài tiếng
+ Tiêm filler chỉ đưa một lượng filler cần thiết vào môi sau đó sẽ chỉnh dáng môi theo mẫu có sẵn, nhưng vẫn đảm bảo sự cân đối và hài hòa gương mặt
+ Tiêm filler giúp tăng sinh collagen cho môi duy trì màu sắc, giúp môi chậm lão hóa.
+ Tiêm filler giúp đôi môi trở nên đầy đặn, bờ môi căng mọng quyến rũ hơn.
Nhược điểm phương pháp tiêm filler môi:
Tiêm filler môi vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường nếu thực hiện không đúng, tay nghề bác sĩ thực hiện kém, chất lượng chất làm đầy kém không rõ nguồn gốc, cơ địa, chăm sóc sau tiêm filler không đúng cách, sử dụng rượu bia đồ uống có cồn sau tiêm filler, khử dụng dụ cụ phẫu thuật chưa sạch,… cũng có thể gây ra những biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Thời gian sau tiêm từ 12-15 tháng tùy cơ địa của mỗi người, sau đó phần môi dần dần trở lại bình thường cần phải tiêm lại.
+ Môi lệch, mất đối xứng, bị lệch sang trái hoặc phải, không cân đối sau tiêm filler môi
+ Xuất hiện vết bầm tím tại khu vực tiêm filler, sưng đỏ
+ Nhiễm trùng tại chỗ tiêm filler
+ Cằm phẳng, dẹt và không có độ nhô, trông thiếu tự nhiên.
+ Sờ thấy chất làm đầy gồ lên dưới da
+ Kết quả thẩm mỹ kém nếu thực hiện tay nghề bác sĩ kém
+ Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng trên da dẫn đến làn da bị tổn thương và bị hoại tử nhanh chóng…
+ Chất làm đầy không được tiêm vào dưới da mà vào mạch máu, làm tắc nghẽn dòng chảy của máu gây hoại tử, áp xe nguy hiểm cho tính mạng
Do đó để đảm bảo hãy thực hiện tiêm filler môi ở những cơ sở thẩm mỹ uy tín, tay nghề bác sĩ thực hiện có kinh nghiệm lâu lăm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, chú ý chăm sóc sau tiêm filler cẩn thận, kiêng một số thực phẩm không có lợi cho quá trình hồi phục sau tiêm filler.
MH
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Tiêm filler môi là gì, những ai nên và không nên tiêm filler môi?
Tiêm filler cằm: ưu và nhược điểm, tiêm filler cằm bao lâu thì ổn định
Tiêm filler cằm: biến chứng, quy trình tiêm filler cằm
Tiêm filler những vấn đề nhất định bạn phải quan tâm
Xu hướng chọn dáng môi tiêm filler cực hot hiện nay
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- 'Nữ hoàng dao kéo' tiết lộ kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ
- Chăm sóc trước và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ độn cằm
- BTC Hoa hậu Đại Dương: Ngân Anh đã báo cáo từng phẫu thuật thẩm mỹ
- Mỹ nhân Việt ‘biến hóa’ hoàn toàn sau phẫu thuật thẩm mỹ họ là ai
- Công khai loạt ảnh phẫu thuật thẩm mỹ, cô gái người Hà Nội khiến cộng đồng sửng sốt
- Phẫu thuật thẩm mỹ hủy hoại nhan sắc đẹp chuyện khó tin
- Những 'sao nữ có khuôn mặt cứng đờ' sau khi phẫu thuật thẩm mỹ
- Mất mạng khi phẫu thuật thẩm mỹ ở Thái Lan
Các tin khác
-
Mẹo trị thâm môi từ dưa chuột rất hiệu quả
Dưa chuột chứa nhiều nước nên có tác dụng tăng cường khả năng cấp ẩm, duy trì độ ẩm cho môi nên giúp trị thâm môi, ngừa môi khô nứt nẻ hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ bật mí một số công thức trị thâm môi tại nhà bằng dưa chuột -
Nguyên tắc cần nhớ khi dùng serum retinol chăm sóc da
Khi sử dụng serum retinol chăm sóc da cần chú ý những nguyên tắc dưới đây giúp giảm thiểu kích ứng da, ngăn ngừa lão hóa da. -
Dùng mỹ phẩm hết hạn gây hại cho làn da như nào?
Nếu sử dụng các loại mỹ phẩm hết hạn để chăm sóc da sẽ gây ảnh hưởng đến làn da như nào? -
Mẹo hay dưỡng tóc mềm mại, giảm xơ rối trong mùa đông
Mùa đông thời tiết hanh khô khiến tóc trở nên khô, xơ rối, hư tổn để giúp tóc trở nên mềm mại, suôn mượt, chắc khỏe hơn hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây. -
Mẹo hay tẩy ra chết từ yến mạch dễ dàng làm tại nhà
Muốn da mềm mịn, trắng hơn, loại bỏ dầu nhờn, thu nhỏ lỗ chân lông hãy thử áp dụng một số công thức hay tẩy da chết từ yến mạch có thể dễ dàng áp dụng tại nhà, không tốn nhiều thời gian nhưng đạt hiệu quả cao. -
Mẹo tẩy tế bào chết bằng chanh cực hiệu quả
Chanh tươi chứa nhiều vitamin C và axit nên có tác dụng làm sạch bã nhờn, loại bỏ tế bào chết trên da rất hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn một số công thức hay tẩy tế bào chết bằng chanh dễ dàng thực hiện tại nhà. -
Mẹo chăm sóc da khô trong mùa đông, giảm bong tróc hiệu quả
Vào mùa đông thời tiết hanh khô khiến da bị khô nẻ, bong tróc vảy gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, lão hóa da nhanh chóng. Để giúp da luôn căng mịn, cấp ẩm cho da ngừa khô nẻ, bong tróc hãy áp dụng những mẹo chăm sóc da dưới đây. -
Mẹo dưỡng da tay mềm mại, ngừa khô ráp hiệu quả
Thời tiết hanh khô trong mùa đông khiến da ta trở nên khô ráp, nứt nẻ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Để giúp da tay luôn mềm mại, tránh bong tróc hãy áp dụng các mẹo dưỡng da dưới đây. -
Mẹo trị gàu bằng bia cực đơn giản
Loại bỏ gàu trên da đầu hiệu quả hãy thử áp dụng phương pháp trị gàu bằng bia đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà nhưng đem lại hiệu quả cao. -
Top 6 loại trà giúp dưỡng da, làm chậm quá trình lão hóa da
Để làm chậm quá trình lão hóa da, cải thiện làn da hãy uống thường xuyên 6 loại trà cực kỳ bổ dưỡng dưới đây.