Tiêm filler cằm: biến chứng, quy trình tiêm filler cằm

4/5/2022 4:52:00 PM
Tiêm filler cằm hay tiêm chất làm đầy cằm được nhiều người lựa chọn để giúp gương mặt trở nên đẹp hơn, quyến rũ hơn. Nhưng nếu không chăm sóc sau tiêm filler, lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín cẩn thận sẽ gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng.

 

Tiêm filler cằm: biến chứng, quy trình tiêm filler cằm

Tiêm filler cằm hay tiêm chất làm đầy cằm được nhiều người lựa chọn để giúp gương mặt trở nên đẹp hơn, quyến rũ hơn. Nhưng nếu không chăm sóc sau tiêm filler, lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín cẩn thận sẽ gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng. Quy trình tiêm filler cằm thực hiện như thế nào, những biến chứng có thể xảy ra khi tiêm filler cằm.

Tiêm filler cằm là gì?

Tiêm filler cằm hay còn gọi với tên khác là tiêm chất làm đầy vào cằm, dùng để nâng mô dưới da hoặc tăng kích cỡ của vùng cần tạo hình lại. Những vị trí thường cần tiêm filler để cải thiện cấu trúc khuôn mặt như cằm môi, mũi, hàm. Các chất làm đầy được sử dụng thông thường là Hyaluronic acid (HA), Canxi hydroxylapatite (CaHA), Axit poly-L-lactic, Axit poly-L-lactic, Polymethylmethacrylate (PMMA), cấy mỡ tự thân.

Những biến chứng có thể xảy ra khi tiêm filler cằm

Phương pháp tiêm filler cằm được đánh giá khá an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường nếu thực hiện không đúng, tay nghề bác sĩ thực hiện kém, chất lượng chất làm đầy kém không rõ nguồn gốc, cơ địa, chăm sóc sau tiêm filler không đúng cách, sử dụng rượu bia đồ uống có cồn sau tiêm filler, khử dụng dụ cụ phẫu thuật chưa sạch,… cũng có thể gây ra những biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng dưới đây nên cần đặc biệt cẩn thận.

+ Da nổi mụn

+ Cằm lệch, mất đối xứng, cằm nhọn nhưng bị lệch sang trái hoặc phải, không cân đối sau tiêm filler cằm

+ Xuất hiện vết bầm tím tại khu vực tiêm filler

+ Tổn thương để lại sẹo trên da

+ Nhiễm trùng tại chỗ tiêm filler

+ Tình trạng sưng đỏ da

+ Cằm phẳng, dẹt và không có độ nhô, trông thiếu tự nhiên.

+ Sờ thấy chất làm đầy gồ lên dưới da

+ Xuất hiện tình trạng nhức ở cằm và các cơn đau lan tỏa rộng hơn và cũng gia tăng mức độ theo thời gian.

+ Phát ban kèm theo ngứa ngáy khó chịu

+ Kết quả thẩm mỹ kém

+ Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng trên da dẫn đến làn da bị tổn thương và bị hoại tử nhanh chóng…

+ Chất làm đầy không được tiêm vào dưới da mà vào mạch máu, làm tắc nghẽn dòng chảy của máu gây hoại tử, áp xe

Quy trình tiêm filler cằm

Tại các cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ trước khi tiêm filler cằm, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra tiền sử bệnh để trán xảy ra rủi ro

Tại đây các bác sĩ sẽ hỏi cụ thể tình trạng dị ứng, các vấn đề về da, thần kinh hoặc thuốc bạn đang sử dụng.

Bước 1: Sau khi chọn được loại filler phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tổng thể kết cấu gương mặt của bạn và vùng cần tạo hình. Sau đó tiến hành đánh dấu vị trí phù hợp để tiêm filler cằm.

Bước 2: Sát khuẩn chỗ tiêm bằng dung dịch cồn, bôi thuốc gây tê để giảm đau tại chỗ

Bước 3: Tiêm filler cằm thường chỉ mất từ 15 phút đến 1 tiếng. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm chất làm đầy vào cằm, nắn chỉnh và có thể tiêm bổ sung nếu thấy cần thiết.

Bước 4: Các vết đánh dấu vị trí tiêm sẽ được làm sạch, lúc này bạn sẽ có thể cần một túi chườm đá để giảm sưng và đỡ khó chịu hơn.

Tùy thuộc vào chất làm đầy được chọn và dáng cằm của mỗi người mà bạn có thể quan sát được hiệu quả cải thiện hình thể khuôn cằm và mặt ngay sau khi tiêm hoặc vài ngày sau đó.

Việc khắc phục hậu quả, biến chứng từ phẫu thuật thẩm mĩ  tiêm filler cằm hỏng, biến chứng thật sự rất khó khăn và không phải ca nào cũng có thể chữa khỏi hoàn toàn do đó trước khi quyết định nên cân nhắc kỹ trước khi tiến hành.

MH

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những biến chứng của phẫu thuật cắt mí mắt cần biết

Ngăn ngừa biến chứng tiêm filler tạo hình dái tai Phật

Kỹ thuật tiêm filler chuẩn, điều kiện đối với bác sĩ thực hiện

Tiêm filler những vấn đề nhất định bạn phải quan tâm

Tiêm filler: nguyên nhân gây mù và biến chứng khác

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác