Những thực phẩm không nên đặt ở cánh tủ lạnh
Những thực phẩm không nên đặt ở cánh tủ lạnh
Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh giúp cho giữ được lâu hơn, ngăn ngừa thực phẩm bị hỏng. Nhưng những loại thực phẩm dưới đây không nên đặt ở cánh tủ lạnh để đảm bao an toàn cho sức khỏe.
Nhiều người quan niệm rằng các thực phẩm như trứng, sữa, rau củ, các loại đồ hộp,...khi được bảo quản trong tủ lạnh là an toàn nhất, giữ được lâu nhất ngay cả những thực phẩm nào còn thừa đều sẽ bảo quản trong tủ lạnh. Nhưng trong bản báo cáo chỉ ra rằng trong tủ lạnh có chứa 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông. Bạn có thể không tin, bởi cho rằng tủ lạnh rõ ràng được sử dụng để lưu trữ thực phẩm, tại sao nó lại bẩn, chứa nhiều vi khuẩn đến như vậy?
Theo các nhà nghiên cứu cho biết các vi khuẩn gây bệnh trong tủ lạnh sẽ bao gồm: gồm Salmonella, Listeria, Staphylococcus aureus, Escherichia coli,…Một số người quan niệm rằng vi khuẩn sẽ chết trong môi trường nhiệt độ thấp nhưng trên thực tế có rất nhiều loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường khoảng 0 đến -45 độ C ngay cả trong nhiệt độ bên trong tủ lạnh. Tủ đông của tủ lạnh đóng vai trò ức chế sự sinh sản của vi khuẩn và khiến nó bước vào "thời kỳ ngủ đông", nhưng nó không thể đóng vai trò khử trùng.
Một số người sau khi mua sắm các thực phẩm liền để các loại thực phẩm trong tủ lạnh để giúp thực phẩm luôn được tươi ngon, thời gian lưu trữ được lâu. Một trong những vị trí thường được cất trữ đồ, thực phẩm được nhiều người tận dụng để chính là ngăn cánh tủ lạnh.
Trước khi bảo quản bất cứ thực phẩm gì từ các loại rau củ, trái cây hay các loại sản phẩm đồ hộp, sữa, trứng,..., hãy đảm bảo rằng tủ lạnh có nhiệt độ thích hợp. Do đó, tủ lạnh nên được duy trì ở nhiệt độ từ 40 độ F (khoảng 4 độ C) trở xuống". Tủ lạnh có thể đã được tích hợp sẵn một nhiệt kế để giúp điều chỉnh nhiệt độ, nhưng nếu nó không có chức năng đó, chúng ta có thể mua một thiết bị nhiệt kế.
Trong khi nhiệt độ môi trường xung quanh của các kệ và ngăn kéo có xu hướng không đổi, cửa tủ lạnh dễ bị dao động nhiệt độ do việc mở ra mở vào để lấy hoặc cât trữ các thực phẩm bên trong tủ lạnh. Mỗi lần mở cửa tủ lạnh, đồ trong tủ sẽ tiếp xúc với không khí ấm từ bên ngoài. Thực phẩm được bảo quản ở cánh tủ có nguy cơ bị hư hỏng cao hơn so với các thực phẩm đặt ở vị trí khác bên trong tủ lạnh
4 loại thực phẩm không bao giờ nên được cất ở cánh tủ lạnh.
Sữa
Sữa là thực phẩm được khá nhiều người cất trữ trong cánh tủ lạnh để tiết kiệm diện tích, tạo thuận tiện cho việc lấy ra sử dụng. Nhưng việc cất trữ sữa trên các kệ bên cửa tủ lạnh thực sự là lựa chọn tồi tệ nhất, dễ gây hỏng sữa.
Bởi khi mở cửa tủ lạnh sẽ khiến sữa tiếp xúc vói khí ấm từ bên ngoài, nhiệt độ ấm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, từ đó tăng khả năng hư hỏng sữa. Do đó, các loại sữa, các sản phẩm sữa nên bảo quản ở vị trí lạnh nhất trong tủ lạnh
Phô mai, thịt nguội
Tương tự như một số loại thực phẩm khác, phô mai, thịt nguội cũng không thích hợp khi được đặt trong cánh tủ lạnh. Thay vào đó, hãy bảo quản phô mai ở ngăn kéo mỏng bên trong tủ lạnh được thiết kế để lưu trữ phô mai. Bởi không khí mát bổ sung được dẫn vào ngăn này để giữ cho các mặt hàng vốn cần được duy trì ở nhiệt độ rất lạnh mà không bị đóng băng, phô mai được bảo quản tốt, hạn chế hỏng, mốc,...
Quả trứng
Một số người thường cất trữ trứng ở ngăn cửa tủ lạnh, nhưng nơi này không thể duy trì nhiệt độ thích hợp để bảo quản trứng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trứng được bảo quản tốt nhất trên các kệ bên trong tủ với nhiệt độ ổn định hơn. Do đó, trứng nên được đặt trong hộp đựng trứng (hộp giấy hoặc hộp nhựa khi bạn mua về) để ngăn ngừa sự mất độ ẩm và bảo vệ trứng khỏi hấp thụ bất kỳ hương vị nào khác từ các thực phẩm xung quanh nó, đặt ở nơi có nhiệt độ lạnh của ngăn mát tủ lạnh
Trái cây và rau quả
Trái cây, rau quả một số người thường đặt chúng ở ngăn cánh cửa tủ lạnh để có thể dễ dàng lấy ra khi cần, không mất quá nhiều thời gian, tiện lợi. Nhưng các loại thực phẩm như trái cây, rau củ nên được bảo quản tốt nhất ở ngăn hộp đựng rau củ bên trong tủ lạnh. Theo các chuyên gia, các ngăn hộp đựng rau củ, trái cây cho phép bạn kiểm soát mức độ ẩm bảo quản được lâu hơn.
Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, chúng ta cũng cần quan tâm đến thời gian bảo quản trong thực phẩm để giúp bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Hải sản, thịt sống, gia cầm
Theo các chuyên gia thời gian bảo quản đối với hải sản thịt sống, gia cầm tối đa là 4 ngày đối với đồ sống chưa qua chế biến, còn các loại thịt đã nấu chín chỉ có thể được 3 ngày
Bên cạnh đó các loại thịt sống, thịt gia cầm, thịt lợn, thịt bò, hải sản nên được bảo quản trong phần lạnh nhất của tủ lạnh càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, đảm bảo an toàn cho người dùng. Khi đặt chúng trong tủ lạnh nên đặt chúng trên một cái đĩa hoặc vật đựng, tránh cho nước từ thực phẩm nhỏ vào thức ăn khác. Khi sắp xếp các thực phẩm cố gắng giữ riêng từng loại sản phẩm để tránh nhiễm chéo.
Hoa quả và rau
Không phải bất cứ loại rau nào cũng để trong tủ lạnh được mà một số loại rau nên lưu trữ ở nhiệt độ phòng. Bởi nếu không rau sẽ hấp thụ khí ethylene thải ra từ một số loại trái cây và sẽ bị hỏng sớm. Do đó cách bảo quản tốt nhất chính là đặt rau và hoa quả trong các ngăn riêng biệt được cung cấp.
Trước khi đặt rau trong tủ lạnh nên phân loại rau, để chúng trong túi đựng đã được chọc thủng vài lỗ để thoáng khí. Một số loại rau củ như: cà rốt, su hào, bắp cải... nên đặt xuống dưới, các loại rau ăn lá đặt phía trên. Nếu các loại rau quá bẩn bạn có thể rửa sạch, để khô nước (thấm bằng giấy ăn) trước khi cho vào tủ. Nhưng những loại rau này nên chế biến sớm tránh tình trạng bị hỏng do đã rửa qua với nước sạch.
Một số loại trái cây như chuối, bơ, đào, mơ... không cần phải được bảo quản trong tủ lạnh bởi chúng sẽ khiến thực phẩm gần đó chín hoặc nhanh hỏng hơn. Hay một số loại rau củ như khoai tây, hành tây, tỏi, cà chua, bí ngô... chúng sẽ để được lâu hơn nên lưu trữ ở nhiệt độ phòng không nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh.
Thức ăn thừa
Thức ăn thừa phải được giữ trong các hộp đựng chuyên dụng kín, làm như vậy để tránh mùi không lan ra các đồ ăn khác. Chúng ta không nên bảo quản quá hai ngày.
Ngày nay thực phẩm không quá khó mua, không phải là hiếm nên các bà nội trợ chỉ dự trữ vừa đủ, Không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Có điều kiện thì vẫn nên mua thêm các thức ăn tươi để bổ sung cho bữa ăn hàng ngày...
Trứng, các sản phẩm từ sữa,…
Đối với trứng thời gian bảo quản trong tủ lạnh có thể kéo dài từ 3-5 tuần. Nhưng khi bảo quản trứng hãy để trứng ở các ngăn chính để có thể duy trì nhiệt độ ổn định, giúp trứng tươi lâu hơn thay vì để cánh cửa tủ lạnh. Trước khi bảo quản trứng trong tủ lạnh nên giữ trứng trong các hộp đóng gói ban đầu để giảm nguy cơ bị vỡ.
Phô mai
Các sản phẩm từ sữa như phô mai, sau khi sử dụng còn dư cần được bảo quản trong hộp kín, tránh lây nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm khác.
Đối với bơ thì để nguyên chúng trong hộp đựng ban đầu, và giữ trong cửa tủ lạnh. Tuy nhiên đừng bảo quản chúng lâu hơn 6 tháng.
Sữa thanh trùng
Do sữa thanh trung có thời hạn hạn ngắn và dễ hỏng hơn các loại sữa tươi đóng hộp khác.
Nên loại thực phẩm này nên được bảo quản ở ngăn chính tủ lạnh thay vì ở cánh cửa, nơi nhiệt độ không ổn định. Khi mua sữa tại các cửa hàng, siêu thị không để ở nhiệt độ phòng quá lâu.
Sản phẩm khô
Không cần phải lưu trữ các sản phẩm khô trong tủ lạnh vì độ ẩm sẽ làm hỏng độ giòn của thực phẩm. Nếu có lưu trữ hãy để các sản phẩm khô vào bình chứa kín và khô ráo.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Các phương pháp bảo quản thực phẩm khỏi vi sinh vật, hoá chất và mối nguy vật lý
Cách ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, những chú ý bảo quản thực phẩm khi mang đi
Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh bao lâu?
Nguy cơ bị nhiễm khuẩn vì thói quen bảo quản đồ trong tủ lạnh
Thực phẩm hút chân không liệu có an toàn?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.