Những điều cần biết khi sử dụng tổ yến tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Những điều cần biết khi sử dụng tổ yến tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Yến sào dù là thực phẩm đại bổ cho sức khỏe nhưng khi sử dụng yến sào cần nằm rõ những điều dưới đây tránh gặp phải những rắc rối không mong muốn trong quá trình sử dụng, gây hại cho sức khỏe
Những lưu ý cần biết khi sử dụng và chế biến yến sào
Sơ chế yến sào đúng cách
Khi sơ chế, làm sạch loại bỏ những lông măng, bụi bẩn, cát bám trên tổ yến tuyệt đối không sử dụng nước nóng để rửa tổ yến cũng như ngâm tổ yến cho nhanh bởi nước nóng có thể làm các chất dinh dưỡng chứa trong yến sào biến mất
Thay vào đó, khi sơ chế làm sạch tổ yến trước khi đem chưng nên sử dụng nước sạch ở nhiệt độ bình thường để rửa thật nhẹ nhàng là được. Khi ngâm yến với nước sạch không nên ngâm trên 40 phút để tránh tình trạng dưỡng chất có trong yến bị hao hụt.
Chưng yến sào đúng cách
Chưng cách thủy yến sào là cách chế biến đơn giản, hữu hiệu giúp giữ được trọn vẹn những chât dinh dưỡng có trong yến sào, tránh tình trạng hao hụt, biến mất các giá trị dinh dưỡng trong quá trình chế biến.
Nhưng khi chưng tổ yến cần tránh nấu trực tiếp trên lửa bởi các vi chất có trong yến sẽ bốc hơi khi tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao. Do đó, một số các nguyên liệu kèm theo giúp tăng hương vị cho món ăn nên nấu những món ăn kèm riêng, đến khi dùng thì rắc yến sào đã được chưng cách thuỷ từ trước lên bề mặt món ăn, vừa làm món ăn thêm ngon và hấp dẫn vừa giữ trọn các vi chất quý giá của tổ yến.
Có thể kết hợp tổ yến với các nguyên liệu khác để chế biến các món ăn thành nhiều món ăn ngon khác như: cháo yến nếp than, tổ yến hầm sữa tươi, chè yến, súp yến, yến sào hầm hạt sen,…
Bảo quản yến sào
+ Bảo quản tổ yến thô - tổ yến còn lông:
Tổ yến tô sau khi mua về nên cất trữ tại nơi khô ráo, sạch sẽ thoáng mát, tránh để chỗ quá kín, độ ẩm cao, những khu vực khí hậu ẩm ướt nên đậy nắp kín sau mỗi lần dùng. Khi bảo quản tổ yến thô không nên để cạnh cửa kính hoặc nơi có nắng trực tiếp chiếu vào vì ánh sáng mặt trời có thể phá vỡ cấu trúc và các thành phần dinh dưỡng của tổ yến
+ Bảo quản tổ yến đã sơ chế (đã làm sạch và sấy khô):
Tổ yến đã sơ chế là yến thô sau khi được làm sạch lông thì đem đi sấy khô, người dùng chỉ việc mua về và chưng lên là dùng được. Nhưng khi bảo quản loại tổ yến đã sơ chế cũng nên bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ, tránh để chỗ kín, ẩm ướt hay nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp, vùng có khí hậu ẩm ướt nên đậy nắp kín sau mỗi lần dùng để hạn chế yến tiếp xúc với hơi ẩm.
+ Bảo quản tổ yến đã làm sạch, ngâm nước:
Những tổ yến sào đã được làm sạch, ngâm nước cần phải làm khô yến trước, có thể lựa chọn sấy khô hoàn toàn hoặc khô một phần.
Thường yến qua ngâm nước sẽ cần thời gian sấy lâu hơn so với yến thô thông thường, có thể mất khoảng 20 tiếng để yến có thể khô hoàn toàn. Sau khi sấy khô bạn có thể tiến hành bảo quản yến trong hũ, lọ ở nơi thoáng mát.
Đối với những tổ yến chỉ được làm khô tương đối, bạn có thể cân nhắc việc cất giữ yến trong ngăn đông tủ lạnh, ngăn mát khoảng 1 tuần và hai ngày nếu ở để ở nhiệt độ phòng.
+ Bảo quản yến tươi - yến chưa chưng
Yến tươi - yến chưa chưng thì sau khi qua sơ chế bạn sẽ để vào ray đến khi ráo nước, hoặc phơi bằng quạt hay hơi máy lạnh chừng 30 - 60 phút. Phần yến sau khi ráo nước này còn được gọi là yến tươi. Bảo quản ở hộp kín (hoặc túi zip, nylon bịt kín) để vào ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ thích hợp khoảng 4ºC, có thể bảo quản được hơn 7 ngày. Bên cạnh đó, có thể cho yến vào túi zip hoặc nylon bịt kín để vào ngăn đông lạnh, thời gian bảo quản tới 3 - 5 tháng. Cách khác để bảo quản yến tươi bằng cách sấy hoặc phơi thật khô yến bằng quạt hoặc máy lạnh từ 30 - 45 tiếng đồng hồ, cho vào hộp kín và để nơi khô ráo, thoáng mát
Bảo quản yến đã chưng
Nếu bạn chưng yến với đường phèn hoặc không đường thì bảo quản sẽ lâu hơn. Có thể để bảo quản lạnh tối đa đến 14 ngày. Nếu chưng chung với các thành phần như: hạt sen, gừng, táo đỏ, kỷ tử,... thì tối đa không nên quá 10 ngày trong ngăn mát tủ lạnh.
Những ai không nên sử dụng yến sào
Yến sào là vị thuốc thuộc tính bình,vị ngọt, có tác dụng tốt với các kinh phế và vị, giúp dưỡng âm bổ phế, trừ ho, tiêu đàm, định suyễn,… nhưng những người dưới đây không nên sử dụng yến sào tránh ảnh hưởng tới sức khỏe:
+ Những người mắc các chứng viêm gan vàng da, viêm nhiễm ngoài da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, ho nhiều đàm loãng và trong,… Bởi yến giàu dinh dưỡng, nhiều chất đạm sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn.
+ Người bị cảm mạo, phong nhiệt, phong hàn, tỳ vị hư, ăn không tiêu, sốt thực nhiệt, bụng đầy chướng,… không nên ăn yến sào vì lúc này, quá trình chuyển hoá của cơ thể rất kém, ăn yến không những làm họ không thể hấp thu được chất dinh dưỡng mà còn làm bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
+ Phụ nữ mang thai chỉ nên dùng tổ yến khi em bé được 5 tháng tuổi trở lên
+ Trẻ em lớn hơn 7 tháng tuổi, tốt nhất là trên 1 tuổi thì ba mẹ mới nên cho con ăn yến sào, nếu trẻ nhỏ hơn 7 tháng tuổi hệ tiêu hóa trẻ chưa ổn định, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Tổ yến là loại thực phẩm quý, giá cả tương đối cao nên cân nhắc mua đủ số lượng cần dùng trong ngày hoặc tối đa cũng chỉ 3 ngày nhằm đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cao nhất cho tổ yến, có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, ngày nay tổ yến được bày bán rộng rãi khắp nơi, do đó sẽ không quá khó khăn cho chúng ta tìm mua nhưng cần mua tại các cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những sai lầm cần tránh khi ăn tổ yến gây hại cho sức khỏe
Bật mí cách phân biệt tổ yến thật, tổ yến giả chính xác nhất
Ăn gì để tăng đề kháng trước cúm A, cúm B, Covid-19 đang tăng trở lại
Ăn tổ yến bao lâu có tác dụng, cách chưng tổ yến đúng chuẩn tại nhà
9 thực phẩm nên ăn khi bị cúm, 4 điều nên tránh
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.