Ăn tổ yến bao lâu có tác dụng, cách chưng tổ yến đúng chuẩn tại nhà
Ăn tổ yến bao lâu có tác dụng, cách chưng tổ yến đúng chuẩn tại nhà
Tổ yến là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng khi ăn tổ yến khá nhiều chưa biết nên ăn bao bâu thì có tác dụng hay ăn bao nhiêu tổ yến có lợi cho sức khỏe, hạn chế những sai lầm khi ăn tổ yến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây để có những thông tin hữu ích nhất.
Những lợi ích tuyệt vời khi ăn tổ yến chưng
Vào mùa sinh sản của chim yến, những con chim yến bố mẹ bắt đầu làm tổ để chuẩn bị chào đón chim yến con chào đời. Khác với loài chim khác khi làm tổ, chim yến sẽ tiết ra nước bọt dạng như sợi tơ, sau khi tiếp xúc với không khí, các sợi tơ này sẽ bị đông cứng, gắn chặt vào vách đá, trần nhà, có hình dạng như vỏ sò, màu trắng đục. Nước bọt chim yến vô cùng có lợi cho sức khỏe con người, người mới ốm dậy, người vừa trải quan phẫu thuật,...Tùy thuộc vào các khoáng chất đa vi lượng từ các vách đá nơi chim làm tổ hòa tan vào chất dịch tương, tổ yến sẽ có màu sắc khác nhau như màu đỏ, màu hồng, màu trắng sáng, màu trắng xám hay màu đen. Khi ăn tổ yến đúng cách, đúng liệu lượng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
+ Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus
+ Ăn tổ yến theo đúng liệu lượng, phù hợp sẽ giúp ngủ ngon, sắc mặt hồng hào
+ Khi ăn yến sào giúp ngăn ngừa nếp nhăn và làm sáng da, dưỡng ẩm, chống lão hóa hiệu quả
+ Ăn tổ yến thường xuyên giúp cho giác mạc khỏe mạnh từ đó giúp đôi mắt khỏe hơn
+ Sức khỏe của xương cải thiện đáng kể sau khi tiêu thụ chiết xuất yến sào hàng ngày
+ Những người hệ tiêu hóa kém, người đang hồi phục bệnh, người mới ốm dậy ăn tổ yến chưng sẽ giúp người ốm hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
+ Những phụ nữ mang thai, sau khi sinh con ăn yến sào sẽ có lợi cho sức khỏe thai nhi trong bụng, phục hồi nhanh hơn sau khi sinh, giảm rụng tóc và sinh ra những đứa trẻ có làn da khỏe mạnh hơn, tăng cường sức khỏe, ngủ ngon hơn và cảm giác tràn đầy sức sống
+ Có lợi cho sức khỏe não bộ, bảo vệ thần kinh, phòng ngừa một số bệnh như Alzheimer, Parkinson, chấn thương não và đột quỵ
+ Khi trẻ nhỏ sử dụng tổ yến có tác dụng tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể trẻ em, tăng khả năng phản xạ thần kinh, tăng số lượng hồng cầu, đảm bảo trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Ăn yến thời gian nào là tốt nhất?
Thời điểm tốt nhất để ăn yến sào là khi bụng đang rỗng, có thể ăn yến sào vào buổi sáng mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Khoảng 1 tiếng trước khi ngủ, nồng độ của các loại hormone tăng lên giúp tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất vào cơ thể. Đây là thời điểm chất dinh dưỡng phát huy công dụng tốt nhất cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, có thể ăn yến sào vào giữa hai bữa ăn chính khi bụng còn rỗng, sẽ giúp các cơ quan tiêu hóa khởi động nhẹ nhàng và hấp thu dưỡng chất vào cơ thể được tốt nhất
Nên ăn yến sào bao nhiêu là đủ?
Cơ thể con người có giới hạn về khả năng hấp thụ dưỡng chất ở một thời điểm nhất định, nếu bổ sung vượt giới hạn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Dinh dưỡng dư thừa do không hấp thu được sẽ thải ra ngoài theo đường tiêu hóa, gây lãng phí. Vì thế, không nên ăn yến sào quá nhiều kể cả khi đang mệt mỏi hoặc ốm đau. Bên cạnh đó, cũng cần biết cách ăn yến sào theo từng độ tuổi nhất định để cân nhắc liều lượng hợp lý.
+ Trẻ em 1 – 12 tuổi: 3g yến sào khô/lần
+ Trẻ vị thành niên và người lớn: 5g – 10g yến sào khô/lần
Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng cho sức khỏe?
Chỉ cần ăn yến sào một lượng nhỏ đều đặn sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn là ăn một lượng yến chưng dồn vào một lần. Để đảm bảo giúp cơ thể hấp thu tốt nhất, có thể cân đối liều lượng yến sào theo từng đối tượng cụ thể sau đây:
+ Trẻ em: Bé 1 – 3 tuổi chỉ nên dùng 50g/tháng và dùng đều cách ngày.
+ Trẻ em từ 3 – 10 tuổi có thể ăn yến sào 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày 1 lần khoảng 6-7g/lần.
+ Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn yến sào.
+ Phụ nữ mang thai tháng 4 – 7 có thể ăn trung bình 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày khoảng 7g/lần.
+ Phụ nữ mang thai tháng 8 – 9 nên giảm liều lượng 70g/tháng, dùng cách ngày khoảng 5g/lần là tốt nhất
+ Những người lớn tuổi, người già cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật. Tháng đầu tiên nên ăn yến sào mỗi ngày 5g/lần, nên dùng khoảng 150g/tháng, từ tháng thứ 2 trở đi hãy ăn cách ngày 1 lần đều đặn khoảng 6-7g/lần, nên dùng khoảng 100g/tháng
+ Những người bệnh đang trong giai đoạn điều trị có thể dùng đều đặn mỗi ngày 1 chén yến chưng đường phèn với liều lượng 5g/lần, trung bình dùng khoảng 150g/tháng.
+ Những người bình thường muốn tăng cường sức khỏe nên ăn yến sào lâu dài và đều đặn 2 lần/tuần với liều lượng khoảng 5g/lần là đủ.
Bật mí cách chưng tổ yến đúng chuẩn tại nhà
Chưng tổ yến với đường phèn
+ Chưng với nồi điện chuyên dụng:
Nguyên liệu: tổ yến đã làm sạch, đường phèn tãn nhuyễn, 1 cái tô, 1 cái nồi điện chưng chuyên dụng
Thực hiện:
Bước 1: Đổ nước vào yến, sao cho nước ngập hết yến.
Bước 2: Đổ nước vào nồi ở mức 3,5h - 5h trong nồi điện rồi đặt bát đựng yến vào chưng trong 45 đến 90 phút
Bước 3: Sau 40 phút nước sẽ sôi, chỉ cần đun thêm 25-30 phút nữa là chín yến, trước khi lấy yến ra cho 5
+ Chưng với bếp ga, chảo hoặc nồi thông thường:
Nguyên liệu: Tổ yến đã làm sạch, đường phèn tán nhuyễn, 1 cái chảo hoặc nồi, 1 cái tô
Thực hiện:
Bước 1: Cho đường phèn, nước vào yến, vào tô rồi trộn đều, đổ nước ngập yếnyến.
Bước 2: Bắc nồi/chảo lên bếp, đặt tổ yến vào, đổ nước vào,
Bước 3: Đậy nắp nồi lại và đun với lửa to đến khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, đun ở mức này thêm 25-30 phút là hoàn thành.
Chưng tổ yến với thuốc bắc
Nguyên liệu: Tổ yến đã làm sạch, gừng, bạch quả, táo đỏm nhãn nhục, đường phèn tán nhuyễn
Thực hiện:
Bước 1: Hạt sen, bạch quả, táo đỏ rửa sạch, đem luộc sơ rồi cho vào một tô, gừng cắt lát mỏng còn nhãn nhục rửa sơ với nước sạch.
Bước 2: Cho 5-7 lát gừng đã cắt bỏ vào tô đựng các loại nguyên liệu nói trên rồi đặt vào nồi với mức nước ngập vừa phải, cho yến, nhãn nhục vào, chưng với lửa to đến khi nước sôi thì vặn mức lửa vừa rồi chưng tiếp 15-20 phút là hoàn thành.
Chưng tổ yến với đường phèn táo đỏ:
Nguyên liệu: Tai yến 1 cái, táo đỏ 40 gr, đường phèn 2 muỗng cà phê, vani 1 muỗng cà phê
Thực hiện:
Bước 1: Ngâm tổ yến khô với nước, nhặt sạch lông tơ, bụi bẩn cho sạch, táo đỏ ngâm trong nước khoảng 1 giờ, tiếp đến vớt ra rồi cho vào nồi, thêm vào 500ml, đun trong lửa vừa 10 phút.
Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho vào lòng nồi 1 cái chén, lần lượt cho yến và phần táo đỏ vào, cho nước ngập 1/3 chén. Đậy nắp chưng yến 10 phút, sau đó cho vào 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê vani, tiếp tục chưng thêm 5 phút thì tắt bếp.
Tổ yến với đường phèn hạt sen
Nguyên liệu: Tổ yến làm sạch, đường phèn tán nhuyễn, hạt sen, gừng
Thực hiện:
Bước 1: Hạt sen ngâm nước trong nước khoảng khoảng 30-60 phút, xong để cho ráo, gừng cắt lát mỏng, nhỏ
Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho yến cùng đường phèn vào tô rồi đặt vào nồi chưng với lửa lớn.
Bước 3: Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại và chưng tiếp 15-25 phút. Sau đó, cho hạt sen vào nồi chưng với yến. Đến lúc hạt sen mềm thì cho một ít lát gừng mỏng vào để tầm 5 phút nữa thì tắt bếp, để nguội bớt là có thể thưởng thức
Những lưu ý quan trọng khi chưng tổ yến
+ Tuyệt đối không sử dụng nước nóng để sơ chế, làm sạch tổ yến như vậy sẽ khiến mất hết chất dinh dưỡng trong tổ yến
+ Sử dụng nước sạch để làm sạch tổ yến, không sử dụng bất kỳ chất tẩy rửa
+ Không sử dụng lò vi sóng để hâm tổ yến khi ăn bởi nhiệt độ trong lò sẽ phá hủy chất dinh dưỡng của yến.
+ Nên chưng dùng vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy, bụng còn đói hoặc khoảng 1 tiếng trước khi ngủ là tốt nhất
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những thực phẩm nên tránh xa khi bị cảm cúm, mắc cúm A, Covid-19
Bật mí cách phân biệt tổ yến thật, tổ yến giả chính xác nhất
Những sai lầm cần tránh khi ăn tổ yến gây hại cho sức khỏe
Thực phẩm cứu cánh cho “tinh binh“
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.