Những ai không nên nhổ răng khôn, quy trình nhổ răng khôn chuẩn

9/16/2022 11:09:00 AM
Quá trình mọc răng khôn gây ra những cơn đau nhức, sưng tấy, khó chịu thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

 

Những ai không nên nhổ răng khôn, quy trình nhổ răng khôn chuẩn

Quá trình mọc răng khôn gây ra những cơn đau nhức, sưng tấy, khó chịu thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra thường răng số 8 sẽ được nhổ bỏ tại các bệnh viện, phòng khám. Nhưng khá nhiều người chưa nắm rõ được quy trình nhổ răng khôn đúng chuẩn cũng như những đối tượng không nên nhổ răng để tránh nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi răng khôn mọc ngang, mọc ngầm,... gây đau đớn, viêm sưng tấy, sâu răng, hàm răng bị xô đẩy, chen chúc nhau, gây trở ngại khi vệ sinh sạch sẽ răng miệng. Để ngừa những biến chứng nguy hiểm, việc nhổ răng khôn là điều cần thiết, phải thực hiện trong thời gian sớm.

Trong quá trình thực hiện nhổ răng khôn, độ khó mỗi một ca tiểu phẫu nhổ răng số 8 còn phụ thuộc vào dạng mọc răng khôn. Tiểu phẫu nhổ răng khôn so với nhổ các răng khác được đánh giá phức tạp nhất, cần mất nhiều thời gian. Bởi phần thân răng khôn nhú lên khỏi nướu thường rất ít, thường đa phần nằm chìm hoàn toàn dưới lợi, gây đau đớn, khó chịu.

Có một số trường hợp nhổ răng khôn, cần phải cắt răng thành nhiều phần, tiến hành nhổ từng phần nhỏ nếu không có thể vẫn còn sót lại chân răng, dễ để lại những biến chứng nguy hiểm sau nhổ răng khôn.

Những ai không nên nhổ răng khôn, quy trình nhổ răng khôn chuẩn

Quy trình nhổ răng khôn đúng chuẩn

Bước 1: Thăm khám, đánh giá trình trạng răng, tiến hành chụp X-quang để xác định chính xác kích thước răng khôn, vị trí răng mọc, thế răng mọc như thế nào để từ đó các bác sĩ thực hiện có thể xác định được hướng điều trị phù hợp, chuẩn xác nhất tránh gây biến chứng nguy hiểm sau này

Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa trong khoang miệng, sát khuẩn răng miệng cẩn thận để ngừa các biến chứng có thể xảy ra sau nhổ răng khôn như viêm, nhiễm trùng, chảy máu kéo dài.

Bước 3: Tiến hành gây tê giúp người nhổ răng khôn không có cảm giác đau đớn trong quá trình nhổ răng khôn, sau khi nhổ răng. Thuốc gây tê giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái, yên tâm, tránh sợ hãi trong quá trình diễn ra nhổ răng khôn

Bước 4: Tùy vào phương pháp nhổ răng khôn mọc ngang mà người bệnh lựa chọn bác sĩ sẽ có những bước tiến hành phù hợp. Các bác sĩ sẽ cắt phần thân răng, đây chính là phần đâm vào răng số 7 trong xương hàm. Sau khi loại bỏ thân răng, nha sĩ sẽ bẩy chiếc răng ra hoặc tiến hành cắt tiếp chân răng để lấy ra từng phần.

Với trường hợp răng khôn khó nhổ thì cần tiến hành chia nhỏ từng phần thân răng để loại bỏ hết từng phần nhỏ nếu không có thể vẫn còn sót lại chân răng

Bước 4: Tiến hành bơm rửa kỹ và khâu đóng cầm máu

Bước 6: Hướng dẫn khách hàng chăm sóc răng miệng sau nhổ răng khôn và hẹn lịch tái khám để kiểm tra, đánh giá tình trạng răng sau khi chăm sóc tại nhà

Sau khi nhổ răng khôn (nhổ răng số 8) chúng ta cần cắn chặt miếng gạc đã được các bác sĩ đặt trong miệng, giữ chúng ở đúng vị trí nha sĩ vừa nhổ răng. Sau một giờ có thể bỏ gạc ra khỏi miệng nếu máu được kiểm soát tốt, không còn chảy ở vị trí lợi vừa loại bỏ răng số 8

Bắt đầu súc miệng bằng nước muối sinh lý sau 24 giờ kể từ thời điểm phẫu thuật. Trong quá trình súc miệng chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vùng phẫu thuật. Nên thực hiện khoảng 2-3 lần/ngày

Tránh các hoạt động thể chất, đồng thời dùng một túi nước đá liên tục chườm trong một vài giờ để giảm sưng. Khi chườm nên chườm đá lạnh khoảng 15 phút và nghỉ 15 phút sau đó, tuyệt đối không chườm đá liên tục có thể khiến vùng mặt bị bỏng lạnh.

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nha khoa, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự tham khảo của bác sĩ. Lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, không cần phải nhai nhiều có thể lựa chọn các thức ăn như bún, mỳ, cháo, súp… hoặc cắt nhỏ thức ăn trước khi dùng.

Những ai không nên nhổ răng khôn

Răng khôn đang bị sưng viêm

Những người có răng khôn đang bị viêm lợi, viêm quanh răng khôn nên nhổ răng khôn trong thời điểm này. Thay vào đó hãy đến các bệnh viện, cơ sở y tế được cấp phép để được thăm khám, điều trị sưng viêm càng sớm càng tốt. Tại các bệnh viện, phòng khám các bác sĩ sẽ thực hiện tại chỗ, kê đơn thuốc để làm sạch, giảm sưng đau, giúp hết viêm sau đó mới tiến hành nhổ răng khôn nếu cần

Người đang trong thời kỳ kinh nguyệt

Những người đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên nhổ răng khôn bởi thời điểm này hormone của phụ nữ thường tăng cao nên dễ gây ra tình trạng hôi miệng, viêm răng lợi,... Do đó việc nhổ răng lúc này dễ gây viêm nhiễm răng lợi, cơ thể dễ mất máu

Phụ nữ mang thai

Lượng canxi trong cơ thể phụ nữ đang mang thai có sự xáo trộn nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nhổ răng. Bởi nếu nhổ răng sẽ gây viêm nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi. Sau khi nhổ răng khôn thường các bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh như vậy có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Người mới ốm dậy

Những người mới ốm dậy, sức khỏe còn yếu, hệ miễn dịch đang kém, giảm khả năng đông máu không nên nhổ răng. Bởi nếu nhổ răng khôn trong thời điểm mới ốm dậy sẽ khiến cho việc phục hồi vết thương trong quá trình nhổ răng sẽ gặp khó khăn hơn. Bên cạnh đó, sức chịu đau của người ốm, người mới ốm dậy rất kém, cơ thể dễ bị suy kiệt nên việc nhổ răng không thuận lợi

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Nhổ răng khôn: những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra

Khi nào nên nhổ răng khôn tránh biến chứng nguy hiểm?

Người bị mọc răng khôn nên và không nên ăn gì?

Cách chăm sóc chuẩn sau nhổ răng khôn ngừa biến chứng, nhanh hồi phục

Có nên nhổ răng khôn mọc lệch?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác