Nhổ răng khôn: những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra
Nhổ răng khôn: những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra
Nhổ răng khôn không chỉ gặp phải những cơn đau đớn âm ỉ kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình nhai nuốt thức ăn mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm nếu không biết cách chăm sóc sau nhổ răng khôn đúng cách hay thực hiện ở những cơ sở không phép, tay nghề bác sĩ thực hiện kém.
Răng khôn mọc sau cùng sau khi các răng hàm đã mọc hết, lúc này vòm miệng thường không có đủ chỗ cho chúng mọc bình thường như các chiếc răng khác nên xuất hiện tình trạng răng khôn mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen chỗ răng khác dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng tấy, đau đớn. Khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không can thiệp kịp thời, khiến phần nướu răng sưng tấy, dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu, các bệnh về răng khác,...
Mặc dù nhổ răng khôn là thủ thuật tương đối đơn giản, được thực hiện nhanh chóng, an toàn nhưng nếu không được thực hiện tại các bệnh viện, phòng khám được cấp phép, các bác sĩ có tay nghề cao, các trang thiết bị không sát khuẩn hay chăm sóc sau nhổ răng khôn không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều rủi ro nguy hiểm, xuất hiện các tình trạng như rỉ dịch vàng hoặc trắng, sốt, đau sưng liên tục.
Những rủi ro có thể gặp phải khi nhổ răng khôn
Sưng và đau:
Sau khi nhổ răng khôn tại các bệnh viện, lượng thuốc tê đã hết tác dụng, nhiều người gặp cảm giác đau nhức, khó chịu, sưng má, sưng mặt, đau tai... Những cơn đau này chỉ kéo dài tạm thời trong vòng từ 1 đến 3 ngày rồi giảm dần.
Khô ổ cắm răng:
Cục máu đông xuất hiện tại vị trí ổ cắm răng khi vị trí đó bị khô nhiều người sẽ cảm thấy bị đau sưng, khó chịu. Đều này khiến việc ăn uống sẽ rất khó khăn gây chán ăn, ăn không ngon miệng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tâm lý
Chảy máu không dứt trong thời gian dài:
Sau khi nhổ răng khôn, do răng khôn mọc ngầm, mọc lệch,... khiến cho mất máu quá nhiều một số người có thể gặp tình trạng choáng váng, mệt mỏi thậm chí là ngất xỉu
Ảnh hưởng lớn đến các dây thần kinh:
Khi răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm khiến cho các dây thần kinh kinh liên quan tới hàm răng bị chèn ép. Trong khi đó khi nhổ răng khôn không đúng quy trình, kỹ thuật nghiêm ngặt, bác sĩ tay nghề thực hiện chưa cao khiến cho tác động đến các dây thần kinh bị bởi dưới răng khôn là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh
Các dây thần kinh bị tác động sẽ xuất hiện tình trạng tê, ngứa ở môi, cằm, lưỡi và nướu...kéo theo là những cơn đau nhức dần xuất hiện ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, sức khỏe, tâm lý. Ngoài ra, các dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng thì những cơn đau nhức có thể sẽ kéo dài liên tục trong vài tuần hoặc thậm chí là vĩnh viễn
Mở miệng khó khăn:
Nhổ răng khôn xong nhiều người có thể bị cứng hàm tạm thời bởi phải mở miệng trong một thời gian dài để phẫu thuật ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như giao tiếp khó khăn
Nhiễm khuẩn:
Chăm sóc sau nhổ răng khôn không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh, hoặc trong quá trình nhổ răng khôn các dụng cụ nhổ răng chưa được xử lý, sát khuẩn cẩn thận khiến cho các vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng đến vùng lợi nhổ răng khôn. Khi bị nhiễm khuẩn xuất hiện tình trạng đau đớn, khó chịu vô cùng, thậm chí thời gian kéo dài cơn đau nhức này lên đến 2-3 tuần mới thuyên giảm bớt thậm chí nếu không xử lý cẩn thận, nhiễm trùng có thể lan rộng, gây nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong
Bị sốc thuốc tê
Khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ gây tê để giảm bớt sự đau đớn cho bạn tuy nhiên một số người bị sốc thuốc tê . Tình trạng sốc thuốc tê có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Để đảm bảo an toàn, phòng ngừa những rủi ro nguy hiểm có thể xảy nên nên lựa chọn chọn địa chỉ nha khoa an toàn, uy tín để đảm bảo an toàn, thực hiện nhổ răng khôn dưới sự thực hiện của các bác sĩ tay nghề cao, có chuyên môn, có trang thiết bị hiện đại, sát khuẩn.
Đồng thời cần chăm sóc cẩn thận sau khi nhổ răng khôn bằng cách: Cần cắn chặt miếng gạc đã được các bác sĩ đặt trong miệng, giữ chúng ở đúng vị trí nha sĩ vừa nhổ răng. Sau một giờ có thể bỏ gạc ra khỏi miệng nếu máu được kiểm soát tốt, không còn chảy ở vị trí lợi vừa loại bỏ răng số 8.
Bắt đầu súc miệng bằng nước muối sinh lý sau 24 giờ kể từ thời điểm phẫu thuật. Trong quá trình súc miệng chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vùng phẫu thuật. Nên thực hiện khoảng 2-3 lần/ngày, nhất là thời điểm sau khi ăn để giúp khoang miệng sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn có điều kiện thuận lợi phát triển
Nên lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, không cần phải nhai nhiều có thể lựa chọn các thức ăn như bún, mỳ, cháo, súp… hoặc cắt nhỏ thức ăn trước khi dùng.
Đồng thời giúp bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể nhanh hồi phục, tăng sức đề kháng nên ăn thêm sữa chua, nước hoa quả giàu dinh dưỡng. Tuyệt đối không ăn các thực phẩm như đồ nếp, thịt bò, rau muống, thức uống có cồn, rượu bia, hút thuốc lá, thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ hay các thức ăn khô, cứng.
Dùng một túi nước đá liên tục chườm trong một vài giờ để giảm sưng. Khi chườm nên chườm đá lạnh khoảng 15 phút và nghỉ 15 phút sau đó, tuyệt đối không chườm đá liên tục có thể khiến vùng mặt bị bỏng lạnh. Trường hợp vẫn còn chảy máu, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ để có thể can thiệp kịp thời
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cách chăm sóc chuẩn sau nhổ răng khôn ngừa biến chứng, nhanh hồi phục
Khi nào nên nhổ răng khôn tránh biến chứng nguy hiểm?
Người bị mọc răng khôn nên và không nên ăn gì?
Cấu tạo của răng và các bệnh nguy hiểm liên quan đến răng
Viêm tủy răng: Các giai đoạn tổn thương răng và cách điều trị
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.