Cách chăm sóc chuẩn sau nhổ răng khôn ngừa biến chứng, nhanh hồi phục
Cách chăm sóc chuẩn sau nhổ răng khôn ngừa biến chứng, nhanh hồi phục
Sau khi nhổ răng khôn, vùng răng xuất hiện tình trạng đau đớn, khó chịu, sưng tấy nếu không chăm sóc đúng cách sẽ khiến lâu hồi phục, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Quá trình mọc răng khôn khiến nhiều người cảm thấy đau đớn, khó chịu, không thể ngủ yên giấc hay ăn uống bất cứ một thứ gì. Bởi quá trình này sẽ xuất hiện các đợt sưng, viêm gây đau nhức khó chịu nếu không được điều trị kịp thời chúng gây ra biến chứng nguy hiểm.
Trải qua quá trình thăm khám, kiểm tra, đánh giá các bác sĩ sẽ quyết định có nên thực hiện nhổ răng khôn hay không. Đối với một số răng khôn mọc lệch, ngầm gây đau đớn, viêm sưng tấy, sâu răng, hàm răng bị xô đẩy, chen chúc nhau, gây trở ngại khi vệ sinh sạch sẽ răng miệng các bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện nhổ đi. Ngoài ra, một số răng khôn mọc thẳng, không gây cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp hoặc có hình dạng bất thường, khó vệ sinh gây sâu răng, viêm nha chu. Hay nhổ răng khôn theo yêu cầu khi cần chỉnh hình răng mặt, phục hình.
Nhiều người sau khi nhổ răng khôn tại các bệnh viện, cơ sở phòng khám được cấp phép ngay sau khi nhổ răng xong thường không cảm nhận rõ ràng cảm giác đau nhờ thuốc tê. Nhưng sau một thời gian sau đó, thuốc tê hết hiệu quả bắt đầu cảm nhận được cảm giác đau buốt từ vết cắt ở lợi khi bác sĩ nha khoa lấy chiếc răng ra ngoài. Nhưng đây là điều thường gặp, không cần quá lo lắng, chỉ cần thực hiện theo các chuyến cáo của các bác sĩ nha khoa.
Những điều cần làm ngay sau khi nhổ răng?
Ngày thứ nhất:
Sau khi nhổ răng khôn (nhổ răng số 8) chúng ta cần cắn chặt miếng gạc đã được các bác sĩ đặt trong miệng, giữ chúng ở đúng vị trí nha sĩ vừa nhổ răng. Sau một giờ có thể bỏ gạc ra khỏi miệng nếu máu được kiểm soát tốt, không còn chảy ở vị trí lợi vừa loại bỏ răng số 8
Tuy nhiên, nếu vùng phẫu thuật nhổ răng khôn vẫn tiếp tục chảy máu hãy tiếp tục cắn một miếng gạc mới thêm 30-45 phút để máu ngừng chảy hoàn toàn
Đồng thời, cần bắt đầu súc miệng bằng nước muối sinh lý sau 24 giờ kể từ thời điểm phẫu thuật. Trong quá trình súc miệng chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vùng phẫu thuật. Nên thực hiện khoảng 2-3 lần/ngày, nhất là thời điểm sau khi ăn để giúp khoang miệng sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn có điều kiện thuận lợi phát triển
Mặc dù trong quá trình chăm sóc sau khi nhổ răng khôn xuất hiện tình trạng chảy máu trong 24-48 giờ sau khi làm thủ thuật thì đừng quá lo lắng. Nếu chảy máu quá nhiều, bệnh nhân có thể thử điều chỉnh lại vị trí miếng gạc đang cắn. Việc chảy máu kéo dài có thể đến từ việc miếng gạc đang không gây đủ áp lực lên vùng mới nhổ răng khôn. Lúc này chúng ta nên thẳng lưng, tránh các hoạt động thể chất, đồng thời dùng một túi nước đá liên tục chườm trong một vài giờ để giảm sưng. Khi chườm nên chườm đá lạnh khoảng 15 phút và nghỉ 15 phút sau đó, tuyệt đối không chườm đá liên tục có thể khiến vùng mặt bị bỏng lạnh. Trường hợp vẫn còn chảy máu, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ để có thể can thiệp kịp thời.
Sau khi nhổ răng khôn nên lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, không cần phải nhai nhiều có thể lựa chọn các thức ăn như bún, mỳ, cháo, súp… hoặc cắt nhỏ thức ăn trước khi dùng. Đồng thời giúp bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể nhanh hồi phục, tăng sức đề kháng nên ăn thêm sữa chua, nước hoa quả giàu dinh dưỡng. Tuyệt đối không ăn các thực phẩm như đồ nếp, thịt bò, rau muống, thức uống có cồn, rượu bia, hút thuốc lá, thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ hay các thức ăn khô, cứng.
Ngày thứ 2 sau nhổ răng
Ngày thứ 2 sau khi nhổ răng khôn sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy vùng phẫu thuật loại bỏ răng số 8. Theo các bác sĩ cho biết, hiện tượng sưng tấy là hoàn toàn bình thường sau khi nhổ răng. Nhưng chúng ta cần lưu ý tình trạng sưng tấy thường trở nên tệ nhất trong khoảng 1-2 ngày đầu sau khi phẫu thuật.
Để giảm tình trạng sưng tấy vùng phẫu thuật bằng cách chườm đá lạnh, đặt đá lạnh lên vùng má, bên cạnh vùng phẫu thuật, tiếp tục dụng chườm 15 phút và nghỉ 15 phút trong 24-48 giờ đầu tiên.
Để giảm biến chứng, tăng nhanh khả năng hồi phục sau nhổ răng khôn cũng cần đảm bảo uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Việc tuân thủ điều trị sẽ giúp chúng ta giảm đau cũng như tình trạng sưng tấy, nhiễm trùng, viêm nhiễm, đẩy nhanh tốc độ hồi phục của cơ thể
Trong giai đoạn này cũng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối thường xuyên, ít nhất 2-3 lần một ngày
Chúng ta có thể bắt đầu vệ sinh răng miệng bằng bàn chải như bình thường, tuy nhiên cần chải nhẹ nhàng và tránh những động tác gây đau cho vùng lợi bị tổn thương, gây chảy máu
Sau khi nhổ răng cần có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể nhanh chóng hồi phục, không ảnh hưởng đến công việc.
Những ngày tiếp theo tình trạng sưng tấy vùng phẫu thuật nhổ răng khôn đã thuyên giảm, chúng ta vẫn tiếp tục uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thực hiện vệ sinh răng miệng hằng ngày, súc miệng bằng nước muối, ăn thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng. Đồng thời tái khám theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng nhiễm trùng, tai biến nguy hiểm.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.