Nguyên nhân, cách điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa cảnh
Trong quá trình nuôi và chăm sóc rùa cảnh do một số yếu tố như thức ăn, vệ sinh chuồng nuôi rùa, nước trong bể nuôi, thời tiết,…khiến rùa cảnh của bạn bị mắc bệnh về đường hô hấp. Vậy làm thế nào để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa cảnh.
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa cảnh chính là do nấm, vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể của rùa cảnh. Nếu như người người nuôi rùa không phát hiện bệnh và điều trị kịp thời rùa có thể bị tử vong.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Dấu hiệu rùa cảnh mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Khi rùa cảnh bị mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp chúng sẽ có những biểu hiện tiêu biểu như sau:
+ Khi quan sát các chủ nuôi sẽ thấy rùa cảnh sẽ có dấu hiệu, sổ mũi, có chất nhầy tiết ra từ mũi rùa, mắt sẽ bị sưng húp lên và nhắm tịt lại, hay hắt hơn, thở hổn hển.
+ Rùa cảnh khi mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp sẽ khó thở, thở khò khè, miệng của chúng mở ra thường xuyên để dễ dàng hít thở không khí từ bên ngoài vào.
+ Rùa cảnh cảm thấy mệt mỏi, di chuyển chậm hoặc lười di chuyển chỉ thích nằm yên một chỗ.
+ Những con rùa nhút nhát thường rụt đầu lại khi bạn đến gần nhưng khi mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp chúng bỏ qua sự xuất hiện của bạn
+ Những loại rùa cảnh sống dưới nước chúng sẽ giữ người nổi trên mặt nước để thở.
+ Những con rùa cảnh trưởng thành có biểu hiệu ngủ ở khu vực phơi nắng hoặc khu vực phiến đá, khúc gỗ nơi bạn đặt đèn sởi, đèn UV trong chuồng nuôi thì bạn cần đặc biệt chú ý. Bởi những con rùa trưởng thành không bao giờ ngủ khi phơi năng
Nguyên nhân khiến rùa cảnh bị mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Có rất nhiều nguyên nhân khiến rùa cảnh mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Theo các bác sĩ thú y chuyên về bò sát cho biết rùa mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất.
Những vi khuẩn như Aeromonas và Pseudomonas sẽ được tìm thấy trong khí quản, phổi cũng như trong mũi rùa.
Một nguyên nhân khác chính là do không khí lạnh, thay đổi nhiệt độ đột ngột từ lạnh sang nóng và ngược lại.
+ Môi trường sống của rùa trên cạn và dưới nước ẩm thấp và không được vệ sinh thường xuyên tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sinh sôi phát triển
+ Môi trường bể nuôi lạnh hoặc nước nuôi trong bể nuôi bị bẩn, lâu ngày không được thay mới.
+ Rùa cảnh bị thiếu vitamin A, suy dinh dưỡng do không được cung cấp đầy đủ thức ăn, thức ăn không đa dạng.
Hướng dẫn cách phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở rùa cảnh
+ Điều chỉnh nhiệt độ nước từ 28-29,5 độ C, đảm bảo các thông số nước đều ổn định. Thay nước thường xuyên và rửa bể nuôi mỗi tuần.
+ Do bệnh này dễ lây lan nên nếu bể nuôi, chuồng nuôi rùa cảnh nuôi nhiều rùa hãy tách ngay với những con khỏe mạnh cùng được nuôi khác ra khỏi chuồng nuôi với rùa đang bị bệnh.
+ Khi cho rùa phơi nắng nhiệt độ phổ biến ở điểm phơi nắng cho rùa là khoảng 33 độ C. Hoặc người nuôi có thể tăng nhiệt độ đèn sưởi lên khoảng 35 độ C sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của rùa, làm chất nhầy trong đường hô hấp tan ra, giúp rùa cảnh không còn có cảm giác tắc nghẽn, dễ thở hơn.
+ Khi rùa bị nhiễm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp bạn nên sử dụng đèn hồng ngoại. Bởi đèn hồng ngoại sẽ hỗ trợ tăng nhiệt độ bên trong cơ thể rùa giúp chống lại vi khuẩn.
+ Dùng khăn ẩm, sạch lau sạch phần nước bọt hoặc chất này tiết ra, đảm bảo một chế độ ăn uống phù hợp cho rùa, cung cấp các thực phẩm giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết.
+ Nếu rùa cảnh không thể bơi đúng cách trong bể nuôi hãy tạo một bể khô cạn, ngâm rùa trong nước 1-2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng nửa giờ.
Khi rùa mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp bạn có thể sử dụng Ciprofloxacin, Enrofloxacin, Ampicillin, Oxytetracycline,…để điều chị. Liều lượng sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên về các loài bò sát chỉ định.
Suckhoecuocsong.vn/Theo Tapchibosat
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
Khác với chim yến con khi sinh sống trong môi trường tự nhiên được chim yến bố mẹ chăm sóc nên chúng sẽ sở hữu khả năng tập bay tốt hơn. -
Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn. -
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào? -
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. -
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. -
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi. -
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả -
Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến. -
Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn
Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao. -
Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không?