Cách nuôi và chăm sóc rùa sao Ấn Độ khỏe mạnh
Rùa sao Ấn Độ được coi là loài rùa cảnh đẹp nhất trên thế giới hiện nay nên được rất nhiều người lựa chọn để nuôi làm thú cưng. Nhưng với những người mới bắt đầu nuôi rùa cảnh gặp khó khăn trong việc lựa chọn thức ăn, cách chăm sóc rùa như nào, nhiệt độ chuồng nuôi phải đảm bảo bao nhiêu là thích hợp cho rùa, hãy cùng tìm hiểu.
Cách nuôi và chăm sóc rùa sao Ấn Độ
Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi rùa sao Ấn Độ
Chất liệu chuồng nuôi rùa sao Ấn Độ: Chuồng nuôi rùa sao nên chọn chuồng làm bằng chất liệu kính, gỗ hoặc hộp nhựa đều được. Bạn có thể mua chuồng nuôi rùa sao tại các cửa hàng bán phụ kiện bò sát hoặc trên các trang thương mại điện tử với giá cả, kích thước, chất liệu khác nhau.
Kích thước chuồng nuôi rùa sao Ấn Độ
Để rùa sao sinh sống thoải mái trong chuồng nuôi kích thước của chuồng nuôi nên rộng gấp 4 - 6 lần kích thước chiều dài của rùa.
Bên trong chuồng nên lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng UVB một ngày chiếu sáng từ 8 – 12 tiếng để giúp rùa trao đổi chất chuyển hóa canxi và sản xuất vitamin D3. Bên ngoài chuồng nuôi nên có nắp đậy để phòng tránh các con vật nuôi khác trong nhà như chó, mèo tấn công rùa sao.
Nhiệt độ chuồng nuôi rùa sao Ấn Độ
Để rùa sao phát triển tốt nhất nhiệt độ chuồng nuôi nên cài đặt ở nhiệt dộ từ 27 - 30 độ C. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng bóng đèn sởi và nhiệt kế để dõi nhiệt độ trong chuồng nuôi rùa sao.
Điểm đặt bóng đèn sởi sẽ có nhiệt độ cao hơn ở các khu vực khác trong chuồng nên các bạn chú ý đặt bóng cao lên chút để tránh rùa bị bỏng. Nên đặt một tảng đá nhẵn và thấp hoặc tấm ván để rùa có thể leo lên trên tấm đá, ván đó để sởi nắng.
Dụng cụ trong chuồng nuôi rùa sao Ấn Độ
Bên trong chuồng nuôi bạn nên trang bị thêm bát nước, bát ăn, hang trú trong chuồng nuôi rùa sao nếu như bạn có điều kiện kinh tế tốt không thì có thể tận dụng đĩa trong nhà làm bát ăn, bát nước.
Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại gỗ thông, gỗ tuyết tùng làm nhà cho rùa vì nó gây ngộ độc cho rùa.
Bên cạnh đó, rùa sao thích sống trong môi trường có độ ẩm từ 55 - 75% nên hàng ngày bạn sử dụng bình xịt ẩm xịt 1 ngày 3 lần và bát nước luôn để trong chuồng nuôi rùa.
Nước trong chuồng nuôi rùa sao Ấn Độ
Bạn nên sử dụng nước lọc hoặc nước máy đảm bảo không có mùi lạ, được lọc bỏ sạch các cặn bẩn, không chứa hóa chất hay Clo. Do rùa sao khá hậu đậu nên chúng hay làm bẩn các bát nước của mình vì vậy khi nuôi mọi người chú ý thấy nước bẩn thì nên thay nước sạch vào
Vệ sinh chuồng nuôi rùa sao Ấn Độ
Để đảm bảo rùa có một môi trường sống khỏe mạnh và không bị bệnh tật bạn hãy thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi rùa định kỳ hàng tuần hoặc 4 ngày 1 lần, thay thế nước trong bát, thức ăn thừa,…
Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn cho rùa sao Ấn Độ
Thức ăn của rùa sao khá đơn giản chúng ăn chủ yếu là các loại rau xanh, cỏ và các loại trái cây mọng nước. Nên cho rùa ăn 10% hoa quả trong lượng chế độ ăn hằng ngày. Bổ sung thức phẩm có nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất các chất này nằm chủ yếu trong trái cây, rau xanh. Cung cấp thêm cho rùa sao một số loại vi lượng có trong nhiều loại cỏ. Khi cho rùa ăn hãy chú ý không nên nên cho rùa ăn nhiều các loại thức ăn chứa nhiều Protein, chất béo, các loại dầu.
Tránh tình trạng rùa chán ăn, bỏ ăn đừng nên cho rùa ăn một loại thức ăn cố định trong nhiều ngày mà nên thay đổi đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau.
Nếu chỉ cho rùa sao ăn 1-2 2 loại thức ăn thường xuyên như vậy làm cho rùa bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, khoáng chất. Nhưng nếu cho rùa ăn những loại thức ăn thừa chất vitamin và khoáng chất cũng sẽ tạo ra các vấn đề về mắt ở rùa.
Trong chế độ mỗi ngày mọi người nên cung cấp đầy đủ canxi cho rùa sao. Bạn có thể mua bột canxi ngoài shop bán đồ ăn cho rùa hoặc trên các trang thương mại điện tử để về bổ sung thêm trong chế độ ăn hằng ngày cho rùa.
Hướng dẫn cách cầm rùa sao Ấn Độ đúng chuẩn
Nhiều thường nghĩ rằng việc cầm chúng hay bắt chúng lên khá đơn giản nhưng theo các chuyên gia về bò sát nếu không bắt chúng đúng khiến chúng cảm thấy khó chịu, thậm chí tấn công bạn.
Khi bạn cầm rùa lên chơi đùa với chúng bạn nên cầm rùa bằng cả 2 tay bởi vì rùa thường căng thẳng khi chúng cảm thấy có không khí ở dưới chân chúng và sẽ thoải mái hơn nếu chúng cảm nhận được bàn tay của bạn đang nâng đỡ chúng.
Ngoài ra khi cầm rùa bằng 2 tay cũng giúp an toàn cho rùa hơn là 1 tay vì khi cầm 1 tay rất dễ để rùa bị rơi.
Khi tiếp xúc vui chơi với rùa để phòng tránh bệnh Zoonoses lây nhiễm sang người tốt nhất là các bạn rửa tay sạch sẽ với nước ấm và xà phòng sau khi tiếp xúc với rùa.
Hi vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết để nuôi và chăm sóc rùa sao một cách khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật,…
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Hướng dẫn kỹ thuật tập bay cho chim yến con
Khác với chim yến con khi sinh sống trong môi trường tự nhiên được chim yến bố mẹ chăm sóc nên chúng sẽ sở hữu khả năng tập bay tốt hơn. -
Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
Nuôi chim yến không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, hạn chế các loài sâu bệnh hại cây trồng đồng thời nuôi chim yến cũng đem lại nhiều tác hại không mong muốn. -
Vì sao chim yến con bị rơi khỏi tổ, giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
Tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến không hiếm gặp ở những nhà nuôi chim yến, giảm khả năng nhân đàn, ảnh hưởng đến chim yến bố mẹ. Nguyên nhân nào gây tình trạng chim yến con bị rơi khỏi tổ yến, cách khắc phục như thế nào? -
Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
Nhiều nơi để tăng số lượng đàn chim yến thường sử dụng phương pháp ấp trứng chim yến bằng máy thay vì để chim yến bố mẹ nuôi dưỡng. -
Vệ sinh nhà nuôi yến những lưu ý quan trọng cần nhớ
Dọn dẹp vệ sinh nhà nuôi yến không chỉ giúp tạo môi trường sống sạch sẽ cho chim yến mà còn ngăn ngừa hiệu quả vi khuẩn, nấm mốc phát triển. -
Cách xử lý nấm mốc trên ván gỗ nhà nuôi yến cực hiệu quả
Những thanh ván gỗ nhà nuôi chim yến bị nấm mốc phát triển gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi chim yến. Bởi trong quá trình xử lý nấm mốc người nguôi không biết cách xử lý đúng sẽ khiến thay đổi môi trường sống, chim yến bỏ đi. -
Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả -
Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
Chuột là một trong những loài động vật gây hại cho chim yến, chúng không chỉ phá hoại tổ yến mà còn khiến chim yến bỏ đi nơi khác an toàn hơn để sinh sống gây thiệt hại cho người nuôi yến. -
Thời điểm thu hoạch tổ yến, cách lấy tổ yến đúng chuẩn
Tổ chim yến chứa nhiều dưỡng chất quý giá tốt cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình khai thác tổ yến nhiều người nuôi yến chưa biết cách thu hoạch tổ yến đúng khiến chất lượng tổ yến bị ảnh hưởng, năng suất không cao. -
Cách lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến đúng chuẩn
Lắp đặt hệ thống loa cho nhà nuôi yến là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định việc yến có vào sinh sống lâu dài hay không?