Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc rùa đất Gophe khỏe mạnh
Vài nét thú vị về loài rùa Gophe
Rùa đất Gophe có tên khoa học là Gopher Tortoise hay còn được biết đến với tên gọi là rùa đất, rùa Gopher. Rùa đất Gophe trong tự nhiên chúng có khả năng đào hang cực tốt. Những chiếc hang của chúng không chỉ làm nơi trú ẩn cho chúng mà còn cung cấp chỗ ở cho 360 loài động vật khác trong tự nhiên như rắn, tê tê, chuột,…
Chúng sở hữu những chiếc chân to và mạnh khỏe nhất là hai chân phía trước giúp chúng làm tốt công việc đào hang. Những chiếc hang chúng đào có thể dài đến 14 - 15m và chiều sâu của hang lên đến 3m. Những chiếc hang dài và sâu như này không chỉ bảo vệ chúng khỏi nguy hiểm trong tự nhiên, đem lại cho chúng cảm giác an toàn mà còn giúp rùa đất Gophe chống lại cái nóng của mùa hè và thời tiết lạnh giá của mùa đông, tránh lại được sự tấn công của các loài động vật ăn thịt, giông bão, thời tiết khắc nghiệt…
Cũng giống như một số loài rùa khác chúng thường thích sống mình trong phạm vi nhỏ trừ mùa sinh sản. Mùa giao phối của chúng thường diễn ra từ tháng 4 - 11 hàng năm. Mỗi một lứa chúng chỉ đẻ 1 lần trong năm và từ 5 - 8 quả trứng.
Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc rùa đất Gophe
Khi nuôi rùa đất Gophe điều quan trọng chính là bạn phải mô phỏng được môi trường sinh sống của chúng sao cho gần giống với môi trường sinh sống ngoài tự nhiên. Điều thứ hai chính là cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của chúng, xử lý dọn dẹp vệ sinh chuồng nuôi rùa thường xuyên.
Hướng dẫn cách xây dựng chuồng nuôi rùa đất
Để rùa đất Gophe phát triển khỏe mạnh trong môi trường nuôi dưỡng nuôi nhốt bạn cần chuẩn bị chuồng nuôi khá rộng. Một chuồng nuôi rùa đất tốt nhất lên rộng khoảng 4-6m cho rùa sinh sống và phát triển.
Ngoài ra bạn nên chuẩn bị một chiếc hang nhân tạp dưới lòng chuồng để làm nơi trú ngụ cho rùa đất Gophe trong điều kiện thời tiết bất lợi như mưa, gió, nhiệt độ lạnh giá tại các tỉnh miền Bắc khi mùa đông đến. Phía dưới hang nhân tạo có độ ẩm trong khoảng 80% và nhiệt độ trên 21 độ C sẽ thích hợp nhất cho rùa.
Phía nền chuồng nuôi rùa bạn có thể rải lớp đất cát để giống với môi trường ngoài tự nhiên. Phía ngoài chuồng nuôi rùa nên rào chắn cẩn thận tránh tình trạng những vật nuôi khác trong nhà gây nguy hiểm cho rùa.
Nếu nuôi rùa tại trong nhà hoặc nơi có ít ánh sáng để tránh tình trạng rùa mắc một số bệnh do thiếu canxi người nuôi nên lắp đặt trong chuồng một đèn huỳnh quang UVB loại dùng cho bò sát. Đừng quên lắp đặt một đèn sưởi lên đến 35 độ C dưới hang.
Nước uống rùa đất Gophe
Nước uống là một trong những thứ không thể thiếu trong chuồng nuôi rùa đất Gophe. Bạn nên sử dụng nước lọc hoặc nước máy đảm bảo không có mùi lạ, được lọc bỏ sạch các cặn bẩn, không chứa hóa chất hay Clo, không chứa tạp chất. Hàng ngày thay nước thường xuyên và cọ rửa sạch các khay đựng nước uống cho rùa.
Vệ sinh chuồng nuôi rùa đất Gophe
Đảm bảo sức khỏe cho rùa đất, tránh một số bệnh tật bạn hãy thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi rùa định kỳ hàng tuần hoặc 4 ngày 1 lần, thay thế nước trong bát, thức ăn thừa trong bát, quét dọn xung quanh chuồng nuôi,…
Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn nuôi rùa đất Gophe
Rùa đất Gophe cực kỳ ăn tạp chúng có thể ăn hơn 1.000 loài thực vật và hơn 200 loài động vật bất kỳ trong tự nhiên. Nhưng 80% khẩu phần ăn của chúng là các loại cỏ cùng với các loại rau xanh. Chúng chỉ ăn với tần suất ăn khoảng 8 ngày/lần nên việc cho ăn khá nhàn. Do đó để rùa đất Gophe khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật bạn nên cung cấp cho chúng chế độ ăn uống đa dạng và bổ dưỡng.
Một số loại rau củ như cà rốt nghiền, cà chua xắt nhỏ, ngô trong ngũ cốc, bí xanh xắt nhỏ, rau cải bina, bông cải xanh hoặc súp lơ,…là những thức ăn ưa thích của rùa. Một loại rau rùa đất rất yêu thích chính là rau diếp nhưng bạn cần bổ sung những loại rau khác để chúng được cung cấp đầy đủ vitamin và các khoáng chất cần thiết khác.
Do rùa đất là loài động vật ăn tạp nên chúng khác với một số loài rùa khác chính là chúng cần được bổ sung protein trong thực đơn ăn của chúng. Bạn nên cung cấp các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như: ốc sên, ấu trùng và côn trùng nhỏ cho rùa đất.
Đừng quên bổ sung các loại trái cây như táo đỏ chuối, mơ, dưa hấu, dứa, trong khẩu phần ăn của rùa.
Nhưng các bạn hãy nhớ các loại thức ăn cần được rửa sạch, cắt nhỏ, chia khẩu phần với số lượng bằng nhau ra các hộp riếng để tránh được việc rùa ăn quá nhiều đất hoặc nó dành quá nhiều thời gian để cố gắng tiêu thụ thức ăn. Những thức ăn protein nên tươi sống, không có mùi lạ, bốc mùi ôi thiu.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.