Nên lăn kim bằng máy hay lăn kim bằng tay tốt hơn?
Nên lăn kim bằng máy hay lăn kim bằng tay tốt hơn?
Lăn kim giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, khắc phục các vấn đề về da đang gặp phải. Hình thức lăn kim được áp dụng phổ biến hiện nay là lăn kim bằng máy, lăn kim bằng tay mỗi một loại đem lại nhiều lợi ích khác nhau.
Lăn kim là phương pháp làm đẹp giúp điều trị sẹo rỗ, các vấn đề sắc tố da, sẹo lõm, mụn, nếp nhăn, nám, các vết rạn trên da một cách triệt để giúp trẻ hóa da, làm cho làn da mịn màng, đầy sức sống. Nhờ sử dụng những cây lăn kim chứa từ 150 đến 500 mũi kim với đầu kim có đường kính siêu nhỏ chỉ từ 0.5mm – 2.5mm để tạo các vi vết thương trên bề mặt làn da. Từ đó, giúp loại bỏ các tế bào cũ, kích thích các tế bào da tự sản sinh collagen và elastin phục hồi các lớp biểu bì da ở vùng da nông, đồng thời tạo đường dẫn truyền các chất tái tạo giúp phục hồi da.
Đây được xem như giải pháp thẩm mỹ ít xâm lấn được nhiều người lựa chọn bởi hầu như không gây đau đớn, tiến hành nhanh chóng, chi phí phù hợp, ít gặp biến chứng,... Nhưng hiện có 2 hình thức lăn kim đang được áp dụng phổ biến gồm lăn kim bằng máy và lăn kim bằng tay. Mỗi một phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng nên để lựa chọn được phương pháp lăn kim phù hợp hãy tham khảo các thông tin dưới đây.
Lăn kim dù thực hiện bằng tay, hay lăn kim bằng máy chuyên dụng đều dựa trên nguyên lý hoạt động là tạo các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt da từ đó đưa các dưỡng chất cần thiết (vitamin E, vitamin C,…) vào làn da. Tùy theo dưỡng chất sẽ cho hiệu quả điều trị tương ứng. Việc tạo ra các lỗ này thực chất là để “mở đường” giúp các dưỡng chất đi sâu vào da tốt hơn. Các dưỡng chất này khi thẩm thấu vào da sẽ kích thích tế bào sản sinh collagen và elastin, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất cao hơn bình thường, giúp tái tạo tế bào da mới, xóa mờ sẹo mụn
Bên cạnh đó, cây lăn kim chứa từ 150 đến 500 mũi kim với đầu kim có đường kính siêu nhỏ chỉ từ 0.5mm – 2.5mm để tạo các vi vết thương trên bề mặt làn da, các tổn thương ở chân giả sẽ phát ra tín hiệu để hệ thần kinh bắt đầu quá trình làm lành vết thương tại các vùng được lăn từ đó cải thiện các vấn đề về da.
Mặc dù phản ứng của da với kim tương tự như ở vết thương, nhưng lưỡi kim sắc và mỏng nên không thể phá vỡ mô tế bào hoặc thay đổi màng của da. Chu kỳ này thường sẽ kéo dài khoảng 8 tuần hoặc lâu hơn tùy theo cơ địa của mỗi người.
Nên lăn kim bằng tay hay lăn kim bằng máy chuyên dụng
Lăn kim bằng tay:
Lăn kim bằng tay (lăn kim thủ công) sử dụng các con lăn gồm vòng quay hình ống tròn với các mũi kim nhỏ và một tay cầm. Khi đó người thực hiện sẽ cầm cây kim lăn sẽ tác động lên da bằng cách đẩy con lăn trên bề mặt da. Lực đẩy mạnh hay nhẹ sẽ quyết định đến tổn thương vi điểm trên da ở mức độ nào. Thao tác lăn kim được tiến hành đơn giản nên được nhiều người lựa chọn
Ưu điểm:
Lăn kim thủ công sử dụng các con lăn gồm vòng quay hình ống tròn với các mũi kim nhỏ và một tay cầm. Hoạt động theo phương thức thủ công, người cầm cây kim lăn sẽ tác động lên da bằng cách đẩy con lăn trên bề mặt da. Lực đẩy mạnh hay nhẹ sẽ quyết định đến tổn thương vi điểm trên da ở mức độ nào. Để đảm bảo an toàn cho quá trình lăn kim tại nhà, cần chuẩn bị một số dụng cụ và thực hiện theo quy trình hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho làn da, phòng ngừa các biến chứng
Hiện nay nhiều người thường lựa chọn lăn kim bằng tay tại nhà bởi dụng cụ lăn kim dễ mua và có giá không cao. Khi thực hiện tại nhà, thao tác lăn kim được tiến hành đơn giản.
Hạn chế:
Tuy nhiên, khi thực hiện lăn kim bằng tay cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh các mũi kim thường rất khó bởi nó thường gắn vào các con lăn và không thể tháo rời.
+ Lăn kim bằng tay không xác định được tình trạng da hiện tại, có thể gây tình trạng mụn do vi khuẩn từ vùng này sang vùng khác hoặc các vấn đề về da khác.
+ Kích thước con lăn thường khá lớn nên sẽ khó thực hiện các các vùng như cánh mũi, rãnh mũi, mắt và miệng…
Lăn kim bằng máy
Lăn kim bằng máy có hình dạng như cây bút với đầu bút gồm nhiều mũi kim rất nhỏ. Lăn kim bằng máy dựa trên hoạt động nguồn điện được tích bên trong dụng cụ hoặc kết nối trực tiếp và chúng ta có thể điều chỉnh chính xác được độ nông sâu của kim theo đúng mục đích thẩm mỹ.
Lăn kim bằng máy thường được sử dụng trong các phòng khám da và được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Theo đó, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ di chuyển máy lăn kim theo vòng tròn trên bề mặt da, đồng thời đầu bút lăn sẽ di chuyển lên xuống với tốc độ nhanh nhằm gây ra các tổn thương rất rất nhỏ trên bề mặt da. Có thể sử dụng cho các các vùng nha như cánh mũi, mắt và miệng,…
Hạn chế:
Hạn chế của lăn kim bằng máy chính là giá thành cao do đầu bút lăn chỉ sử dụng một lần. Nhằm quá trình lăn kim khép kín, đảm bảo an toàn tuyệt đối an toàn, tránh viêm nhiễm xảy ra.
Nên thực hiện lăn kim bằng máy hay bằng tay tốt hơn?
Các chuyên gia da liễu cho biết, tác dụng của cả hai phương pháp là như nhau, tuy nhiên mỗi phương pháp lại có một tác dụng riêng. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng da và mục đích điều trị sẽ quyết định phương pháp nào là tối ưu nhất.
Lăn kim bằng tay cần phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật lăn của bác sĩ, mỗi vùng da khác nhau sẽ lăn khác nhau, có vùng cần lăn mạnh, có vùng cần lăn nhẹ. Do đó, khi thực hiện lăn kim các bác sĩ, kỹ thuật viên khác nhau sẽ lăn khác nhau, có vùng cần lăn mạnh, có vùng cần lăn nhẹ
Ngoài ra, đối với phương pháp lăn kim bằng máy có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào chất lượng và thiết bị đảm bảo.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho làn da, dù lăn kim bằng máy hay bằng tay đều phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt, đúng quy trình, đúng kỹ thuật, chăm sóc sau lăn kim cần cẩn thận.
Những điều lưu ý khi lăn kim
Lăn kim bằng tay hay lăn kim bằng máy giúp cải thiện làn da đang bị sẹo, mụn và nám của mình. Tuy nhiên, để quá trình lăn kim đạt hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối bạn sẽ cần chú ý những điều sau:
+ Trước khi áp dụng lăn kim tại nhà cần tìm hiểu phương pháp, kiến thức và các sản phẩm sử dụng, lựa chọn các sản phẩm chính hãng
+ Tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi thực hiện lăn kim tại nhà
+ Tuyệt đối không thực hiện lăn kim trong điều kiện không được vô trùng.
+ Khi da bị vấn đề như có mụn bọc, mụn trứng cá, mụn mủ thì tuyệt đối không thực hiện lăn để tránh tình trạng mụn sẽ lây lan ra các vùng da khác trên khuôn mặt, tránh tình trạng nặng hơn
+ Trong quá trình lăn kim nên thực hiện lực vừa phải, không nên lăn quá mạnh, chiều dài kim lăn rất ngắn chỉ 0.5mm nên bạn cũng không nên dè dặt lăn quá nhẹ
+ Nên thực hiện lăn kim vào buổi tối để đảm bảo sau làn da được nghỉ ngơi, hồi phục tốt nhất
+ Cần đảm bảo các bước thực hiện lăn kim trong điều kiện vô trùng để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra
+ Những người có cơ địa sẹo lồi, máu khó đông, da đang bị mụn không nên lăn kim tại nhà
+Làn da sau khi lăn kim cần được chăm sóc bảo vệ đúng cách để da không bị tổn thương và phục hồi nhanh chóng bằng cách kiêng ăn các thực phẩm như: hải sản, rau muống, thịt bò, nếp, rượu, bia, đồ uống có cồn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu.…
+ Cần ngủ sớm,đủ giấc, không thức khuya để làn da có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo tốt nhất.
+ Nên sử dụng riêng các dụng cụ lăn kim hay máy lăn kim để tránh lây nhiễm chéo bệnh da liễu.
+ Nên thoa thêm serum tế bào gốc trên da vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp da nhanh chóng hồi phục
+ Tránh nắng trong thời gian ngày, nên che chắn khu vực lăn kim bằng kính, mũ rộng vành, ô che nắng
+ Cấp ẩm thường xuyên cho da bằng các sản phẩm chăm sóc da không gây kích ứng.
+ Không được trang điểm hay sử dụng mỹ phẩm trong 7 ngày sau đó, tốt nhất là đợi da hồi phục hoàn toàn thì mới tiếp tục sử dụng
+ Uống đủ nước, bổ sung thêm các loại nước ép từ trái cây, rau củ để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất cho làn da nhanh chóng được hồi phục
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Lăn kim trị mụn là gì, quy trình lăn kim diễn ra như thế nào?
Biến chứng thường gặp sau lăn kim, cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Lăn kim: Tác dụng, biến chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc sau lăn kim
Kiến thức cần có trước khi thực hiện phương pháp lăn kim trẻ hóa da mặt
Phi kim, lăn kim, vi kim nên lựa chọn phương pháp điều trị nào? Vì sao?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Hướng dẫn chăm sóc da sau lăn kim PRP trị rạn da cực chuẩn
- Lăn kim PRP trị rạn da, quy trình thực hiện trị rạn da bằng PRP chuẩn
- Lăn kim tế bào gốc kích thích mọc tóc những điều quan trọng cần nhớ
- Cách chăm sóc tóc sau lăn kim tế bào gốc chuẩn
- Lăn kim tế bào gốc kích thích mọc tóc được thực hiện như thế nào?
- Lăn kim tế bào gốc kích thích mọc tóc: những ai nên, không nên làm
- Lăn kim tế bào gốc trị mụn: những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
- Chăm sóc da sau trị mụn bằng lăn kim tế bào gốc
- Lăn kim tế bào gốc có trị được mụn không, quy trình lăn kim tế bào gốc chuẩn
- Lăn kim tế bào gốc trị mụn: những điều cần biết
- Lăn kim PRP trị sẹo rỗ, quy trình thực hiện lăn kim PRP chuẩn
- Chăm sóc da chuẩn nhất sau lăn kim PRP trị sẹo rỗ
- Biến chứng có thể xảy ra sau lăn kim PRP trị sẹo rỗ
- Ưu nhược điểm của lăn kim tế bào gốc tự thân trị sẹo rỗ
- Trị sẹo thâm bằng phương pháp lăn kim tế bào gốc
- Lăn kim tế bào gốc có biến chứng gì không?
- Chăm sóc da sau lăn kim tế bào gốc trị nám đúng chuẩn
- Phương pháp lăn kim có ưu, nhược điểm gì
- Chăm sóc da chuẩn sau lăn kim tế bào gốc ngừa biến chứng
- Lăn kim PRP là gì, những ai không nên lăn kim PRP
Các tin khác
-
5 bí quyết chăm sóc da vào buổi sáng giúp da căng mịn, săn chắc da
Vào buổi sáng hãy duy trì 5 bí quyết chăm sóc da cơ bản dưới đây làn da sẽ luôn căng mịn, tràn đầy sức sống. -
Top 4 hoạt chất chống lão hóa da phụ nữ từ 40 tuổi nên dùng
Để phòng ngừa lão hóa da, giảm các nếp nhăn, trẻ hóa làn da phụ nữ bước sang tuổi 40 hãy thường xuyên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa 4 hoạt chất có lợi dưới đây. -
Bật mí mẹo hay bảo vệ da trong mùa lạnh
Để bảo vệ da trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, tránh tình trạng kích ứng, nổi mẩn đỏ da chúng ta hãy áp dụng các mẹo hay dưới đây. -
Nên thoa lotion bằng tay hay bằng bông khi chăm sóc da
Khi chăm sóc da nên thoa lotion bằng tay hay bằng bông để giúp da hấp thu các dưỡng chất từ đó da trở nên khỏe mạnh, tươi sáng hơn -
Bí quyết trị mụn trứng cá, dưỡng sáng da từ sữa chua
Làn da trở nên săn chắc, đàn hồi, sang trở nên sáng mịn hơn, các nốt mụn trứng cá cũng cần bị biến mất hãy áp dụng 5 công thức làm đẹp dưới đây từ sữa chua, dễ dàng thực hiện tại nhà. -
Bật mí cách cấp ẩm cho da từ mật ong cực hay
Mật ong không chỉ giúp hỗ trợ điều trị mụn mà còn là chất dưỡng ẩm tự nhiên cho da giúp cải thiện tình trạng da khô, da bong tróc, kích ứng. Bài viết dưới đây sẽ bật mí một số công thức hay giúp cấp ẩm cho da từ mật ong. -
Mẹo hay giúp bảo vệ da trước và sau khi nặn mụn trứng cá
Để bảo vệ da khỏi những tổn thương hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây trước và sau khi tiến hành nặn mụn trứng cá trên da. -
Có nên bóc da môi khi môi khô, bong tróc?
Mùa đông khiến môi trở nên khô, bong tróc nên nhiều người có thói quen bóc da trên môi. Vậy bóc da môi nhiều có ảnh hưởng đến môi không, làm thế nào để ngăn ngừa môi khô? -
Bật mí công thức hay dưỡng da từ lá bạc hà
Lá bạc hà có tính kháng khuẩn cao cùng nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho da, khi kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác sẽ giúp loại bỏ mụn trứng cá, se khít lỗ chân lông, da trở nên mịn màng hơn. -
3 công thức nước chanh giúp da sáng hồng, giảm mỡ hiệu quả
Uống nước chanh pha theo 3 công thức này sẽ giúp da sáng hồng, giảm thâm nám, giảm mỡ bụng, dáng thon gọn hơn.