Lăn kim PRP là gì, những ai không nên lăn kim PRP
Lăn kim PRP là gì, những ai không nên lăn kim PRP
Lăn kim PPR đang là phương pháp tiên tiến giúp cải thiện nhiều vấn đề về da liễu như mụn trứng cá, sẹo mụn, nếp nhăn, tàn nhang, tăng sắc tố,… Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp làm đẹp này. Vậy lăn lăn kim PRP là gì? Những ai không nên lăn kim PRP để đảm bảo an toàn?
Lăn kim PRP là gì?
Lăn kim PRP (Platelet-Rich Plasma) được biết đến là phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn, sử dụng kim nhỏ tạo ra tổn thương giả trên mô da để kích thích tăng sinh collagen dưới da, sau đó sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) có nguồn gốc từ mẫu máu của chính bạn để thoa lên da. PPR được nhiều cơ sở thẩm mỹ sử dụng vì nó chứa nhiều yếu tố tăng trưởng và các protein có lợi khác cho da, khắc phục các vấn đề về da đang gặp phải.
Bên cạnh đó phương pháp lăn kim PRP mang lại nhiều ưu điểm như thời gian phục hồi da ngắn, ít gây đau đớn,...
Cơ chế hoạt động của phương pháp lăn kim PRP (Platelet-Rich Plasma)
Máu bao gồm các tế bào (tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương . Trong tế bào máu, tiểu cầu hỗ trợ trong quá trình chữa lành vết thương. PRP (Platelet-Rich Plasma) là việc tách lấy máu giàu tiểu cầu hơn. Tiểu cầu khi được kích hoạt giải phóng một số yếu tố tăng trưởng và cytokine, như các yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc tiểu cầu (PDGF).
PDGF có chức năng hỗ trợ cải thiện tái tạo da, thúc đẩy tổng hợp protein và collagen. Từ đó, tiểu cầu giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương và kích thích phát triển mô liên kết. Việc sử dụng lăn kim là một bước đệm tạo vết thương giả trên lớp hạ bì để kích thích tăng sinh collagen.
Sau khi được điều trị bằng phương pháp lăn kim PRP (Platelet-Rich Plasma) sẽ mang lại nhiều lợi ích cho làn da như
+ Khắc phục được sẹo do mụn trứng cá gây ra, sẹo rỗ. Khi áp dụng phương pháp lăn kim PRP sẽ giúp tăng sinh collagen nhờ lăn kim PRP sẽ giúp đẩy các mô, lấp đầy và làm mờ sẹo. Bởi da bị tổn thương, thiếu hụt collagen, các mô liên kết không phục hồi khiến da bị sẹo rỗ sau tình trạng mụn viêm
+ Sau lăn kim PRP sẽ giúp thu nhỏ lỗ chân lông, hạn chế tình trạng nổi mụn trên da
+ Lăn kim PRP có thể giúp xóa mờ những vết chân chim trên da, nếp nhăn trên các khu vực mắt, miệng, trán
+ Lăn kim PRP giúp cho da sẽ sáng hơn, và các vấn đề về lão hóa da được cải thiện rõ rệt, các vết nám, tàn nhang, đốm nâu trên da mờ đi
Quy trình lăn kim PRP thực hiện như thế nào
Thường quy trình lăn kim PRP sẽ được thực hiện trong khoảng từ 30 đến 40 phút.
Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ lấy máu tự thân cho vào bộ Kit
Bước 2: Mẫu máu sau đó được đặt trong máy ly tâm (một máy đặt một vật thể xoay quanh một trục cố định). Máy tách các tế bào tiểu cầu, tạo thành nồng độ huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) tự thân chứa nồng độ cao của các yếu tố tăng trưởng tiểu cầu. Quá trình ly tâm thường diễn ra trong khoảng 15 phút.
Bước 3: Lăn kim: Dụng cụ lăn kim được sử dụng để lăn kim tạo vết thương trên da
Bước 4: Vùng da điều trị sẽ được thoa/tiêm huyết tương giàu tiểu cầu.
Trước đây, PRP-huyết tương giàu tiểu cầu chỉ được tiêm vào da, nhưng ngày nay nó trở thành phương pháp bổ biến được sử dụng kết hợp với lăn kim (microneedling).
Bác sĩ da liễu sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng da của bạn trước khi tiến hành thực hiện liệu trình lăn kim PRP để đảm bảo an toàn và hiệu quả sau điều trị. Lăn kim PRP có thể thực hiện bốn tuần một lần. Các chuyên gia khuyên rằng da cần tối thiểu 4 tuần thời gian để đảm bảo sản xuất collagen và duy trì kết quả cao nhất cho da
Những người không nên lăn kim PRP
Không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp lăn kim PRP, một số người chống chỉ định đối với phương pháp này để đảm bảo an toàn như:
+ Phụ nữ mang thai
+ Những người đang sử dụng thuốc accutane cho mụn trứng cá
+ Mụn viêm sưng
+ Người đang bị bệnh da liễu như bệnh chàm da mặt hoặc rosacea
+ Những người sở hữu cơ địa da dễ bị sẹo lồi
+ Da có khả năng lành vết thương kém
+ Những người nhiễm HIV hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường máu không nên thực hiện phương pháp lăn kim PRP
Những điều cần lưu ý khi lăn kim PRP
Lăn kim PRP sẽ giúp bạn trẻ hóa da, trị sẹo rỗ, khắc phục các vấn đề về da. Tuy nhiên trong quá trình lăn kim PRP, da bạn có thể có một số phản ứng như sưng đỏ, đau, nổi mụn nhẹ. Do đó, tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu để có cách chăm sóc da sau khi cấy máu tự thân đúng cách, cũng như cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:
+ Trước khi tiến hành lăn kim PRP cần tìm hiểu, tham khảo các bước quy trình của liệu trình
+ Nên trao đổi với bác sĩ tất cả vấn đề về lịch sử bệnh lý của bạn (nếu có) và đưa ra kết quả mong đợi sau điều trị
+ Sau khi kết thúc liệu trình tại trung tâm thẩm mỹ làn da có thể nổi đỏ và cần trung bình 1 đến 4 để da có thể phục hồi lại như bình thường (tùy thuộc vào mực độ da nhạy cảm của bạn)
+ Sau khi thực hiện liệu trình, da rất nhạy cảm, bạn cần chăm sóc da sau lăn kim PRP nhẹ nhàng, vệ sinh da bằng nước muối sinh lý cũng như bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng kem chống nắng và thường xuyên uống nước để cấp ẩm cho da
+ Để đảm bảo an toàn cho da, nên tìm đến những cơ sở làm đẹp, bệnh viện da liễu uy tín để được điều trị bởi bác sĩ da liễu có kỹ năng, chuyên môn cao.
+ Kiêng ăn các thực phẩm như thịt bò, đồ nếp, rau muống, trứng sau lăn kim PRP
+ Cần ngủ sớm,đủ giấc, không thức khuya để làn da có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo tốt nhất.
+ Uống đủ nước, bổ sung thêm các loại nước ép từ trái cây, rau củ để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất cho làn da nhanh chóng được hồi phục
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin về lăn kim PRP cũng như những lợi ích mà nó đem lại trong hành trình chăm sóc làn da của các bạn
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Có nên lăn kim tại nhà, những điều cần lưu ý
Biến chứng thường gặp sau lăn kim, cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Lăn kim: Tác dụng, biến chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc sau lăn kim
Kiến thức cần có trước khi thực hiện phương pháp lăn kim trẻ hóa da mặt
Phi kim, lăn kim, vi kim nên lựa chọn phương pháp điều trị nào? Vì sao?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Hướng dẫn chăm sóc da sau lăn kim PRP trị rạn da cực chuẩn
- Lăn kim PRP trị rạn da, quy trình thực hiện trị rạn da bằng PRP chuẩn
- Lăn kim tế bào gốc kích thích mọc tóc những điều quan trọng cần nhớ
- Cách chăm sóc tóc sau lăn kim tế bào gốc chuẩn
- Lăn kim tế bào gốc kích thích mọc tóc được thực hiện như thế nào?
- Lăn kim tế bào gốc kích thích mọc tóc: những ai nên, không nên làm
- Lăn kim tế bào gốc trị mụn: những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
- Chăm sóc da sau trị mụn bằng lăn kim tế bào gốc
- Lăn kim tế bào gốc có trị được mụn không, quy trình lăn kim tế bào gốc chuẩn
- Lăn kim tế bào gốc trị mụn: những điều cần biết
- Lăn kim PRP trị sẹo rỗ, quy trình thực hiện lăn kim PRP chuẩn
- Chăm sóc da chuẩn nhất sau lăn kim PRP trị sẹo rỗ
- Biến chứng có thể xảy ra sau lăn kim PRP trị sẹo rỗ
- Ưu nhược điểm của lăn kim tế bào gốc tự thân trị sẹo rỗ
- Trị sẹo thâm bằng phương pháp lăn kim tế bào gốc
- Lăn kim tế bào gốc có biến chứng gì không?
- Chăm sóc da sau lăn kim tế bào gốc trị nám đúng chuẩn
- Phương pháp lăn kim có ưu, nhược điểm gì
- Chăm sóc da chuẩn sau lăn kim tế bào gốc ngừa biến chứng
Các tin khác
-
Thói quen sấy tóc khiến tóc khô xơ, tác động xấu đến thính giác
Sấy tóc tưởng chừng là việc đơn giản nhưng nếu vẫn duy trì những thói quen xấu dưới đây khi sấy tóc không chỉ gây tóc khô xơ, dễ gãy rụng, ảnh hưởng da đầu mà còn tác động xấu đến thính giác nên cần đặc biệt chú ý cẩn trọng. -
Thời điểm tốt dùng nước vo gạo để rửa mặt
Rửa mặt bằng nước vo gạo giúp ngăn ngừa lão hóa da, làm đẹp da, nhưng nên dùng nước vo gạo rửa vào thời điểm nào trong ngày giúp da hấp thu các dưỡng chất tốt hơn? -
Bật mí cách trị mụn ở cổ bằng trà xanh, bột nghệ, nha đam cực hiệu quả
Vùng da cổ không được chăm sóc đúng cách rất dễ gặp tình trạng nổi mụn gây ảnh hưởng thẩm mỹ. Để giúp khắc phục tình trạng mụn trên cổ hãy kết hợp trà xanh, bột nghệ theo các công thức hay dưới đây. -
Làn da tiết nhiều dầu do đâu, cách khắc phục chuẩn nhất
Làn da tiết quá nhiều dầu nhờn có thể khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, nổi mụn trứng cá gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, da nhanh lão hóa. Nguyên nhân do đâu khiến da tiết nhiều dầu, cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. -
Bật mí cách dưỡng trắng da bằng bột cám gạo
Bột cám gạo có tác dụng trị mụn viêm, kích thích tăng sinh collagen, hạn chế lão hóa da, dưỡng trắng da hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn một số công thức hay dưỡng trắng da từ bột cám gạo cực đơn giản, dễ dàng áp dụng tại nhà. -
Bí quyết dưỡng trắng da, mờ nám, tàn nhang từ giá đỗ
Giá đỗ chứa nhiều vitamin C, vitamin E nên có tác dụng dưỡng ẩm da, làm mờ thâm sạm, nám, tàn nhang trên da vô cùng hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn một số công thức dưỡng trắng da từ giá đỗ. -
Thói quen tẩy trang khiến da hư tổn, nhanh lão hóa
Khi tẩy trang nếu mắc phải những sai lầm dưới đây sẽ khiến làn da của chúng ta bị hư tổn, nhanh lão hóa thậm chí nổi mụn trứng cá gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. -
Bật mí cách hay chăm sóc da bằng bột sắn dây
Bột sắn dây được chiết xuất từ củ sắn dây nên chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho làn da khi sử dụng đúng cách. -
Có nên rửa mặt bằng sữa chua không đường?
Sữa chua không đường có tác dụng duy trì độ ẩm cho da, sáng da, hỗ trợ chống lão hóa da. Nhưng có nên rửa mặt bằng sữa chua không đường hay không? -
Mẹo giúp da trắng sáng, giảm mụn từ dưa chuột đông lạnh
Sử dụng dưa chuột đông lạnh không chỉ giúp thu nhỏ lỗ chân lông, mà còn giúp da trắng sáng, giảm mụn nhờ các dưỡng chất có bên trong dưa chuột.