Chăm sóc da chuẩn sau lăn kim tế bào gốc ngừa biến chứng

6/28/2022 3:54:00 PM
Lăn kim tế bào gốc được nhiều người lựa chọn khắc phục các vấn đề về da đang gặp phải. Để có được làn da hoàn hảo, ngừa biến chứng sau lăn kim tế bào gốc cần tuân thủ các bước chăm sóc da sau đây.

 

Chăm sóc da chuẩn sau lăn kim tế bào gốc ngừa biến chứng

Lăn kim tế bào gốc được nhiều người lựa chọn khắc phục các vấn đề về da đang gặp phải. Để có được làn da hoàn hảo, ngừa biến chứng sau lăn kim tế bào gốc cần tuân thủ các bước chăm sóc da sau đây.

Lăn kim tế bào gốc là gì?

Lăn kim là phương pháp xâm lấn tối thiểu thực hiện khá an toàn giúp cải thiện các rối loạn về da. Dụng cụ lăn kim sử dụng có đầu kim lăn gồm nhiều kim nhỏ thường có đường kính 0,1 - 0,25mm và dài 0,25 - 2,5mm. Lăn kim được thực hiện với gây tê tại chỗ, sau đó thiết bị được áp lên da từ 15 - 20 lần trên vùng điều trị, tạo các tổn thương nhỏ trên da, kích thích da tự sản sinh collagen, elastin và các chất nền để thúc đẩy quá trình tự lành vết thương, làm đầy sẹo rỗ. Thường lăn kim sẽ được thực hiện 3 - 6 lần, mỗi đợt cách nhau 8 - 10 tuần. Với những lợi ích đem lại cho làn da lăn kim được ứng dụng phổ biến trong điều trị trẻ hóa da, sẹo mụn trứng cá, sẹo bỏng sau chấn thương, vết rạn da, rụng tóc...

Lăn kim là thủ thuật được các chuyên gia da liễu đánh giá khá an toàn, ít biến chứng, sau khi lăn kim vùng da có thể đỏ da sau điều trị, nhưng chỉ kéo dài 2 - 3 ngày. Sau điều trị bằng lăn kim, da có thể cảm thấy châm chích, ngứa, những triệu chứng này giảm trong 12 - 48 giờ.

Tế bào gốc là những tế bào có thể phân ra, tạo thành nhiều tế bào mới hoặc tạo ra những loại tế bào khác. Dạng tế bào gốc được sử dụng nhiều trong thẩm mỹ làm đẹp da gồm: tế bào gốc tự thân và các chế phẩm từ tế bào gốc có nguồn gốc từ động vật. Khi thoa tế bào gốc tế tự thân hoặc các chế phẩm từ tế bào gốc lên da sẽ kích thích quá trình tăng sinh tế bào, tái tạo da, làm lành vết thương và đầy sẹo của cơ thể.

Phương pháp lăn kim tế bào gốc là sự kết hợp hai phương pháp lăn kim và thoa tế bào gốc. Nhờ các tổn thương do kim lăn gây nên, collagen sẽ dễ dàng thẩm thấu sâu vào trong da và phát huy công dụng gấp nhiều lần so với việc chỉ thoa collagen lên da như thông thường nhiều người vẫn thường áp dụng. Cũng nhờ mang nhiều lợi ích tốt cho da nên phương pháp lăn kim tế bào gốc ngày càng được nhiều người lựa chọn để cải thiện các vấn đề về da đang gặp phải.

Quy trình thực hiện lăn kim tế bào gốc

Bước 1: Bác sĩ thăm khám tình trạng da và lên phác đồ điều trị như: chọn kim lăn, cách lăn, số lần lăn...

Bước 2: Vệ sinh da mặt bằng sữa rửa mặt chuyên dụng loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên da giúp lỗ chân lông được thông thoáng

Bước 3: Bôi & Ủ tê lên vùng da được lăn trong vòng 30 phút

Bước 4: Sau 30 phút ủ tê, điều dưỡng làm sạch thuốc và sát khuẩn để đảm bảo an toàn vệ sinh trước khi lăn kim.

Bước 5: Bác sĩ tiến hành lăn kim bằng cách sử dụng kim lăn mới 100%, nhập khẩu từ Hàn Quốc để thực hiện những động tác lăn kim lên vùng da bị sẹo lồi, sẹo lõm,...

Bước 6: Làm sạch da và bôi tế bào gốc giúp phục hồi và tái tạo làn da mịn màng và mềm mại hơn

Bước 7: Chườm đá lạnh lên vùng da được lăn kim trong vòng 5 – 7 phút để làm dịu và giúp kích thích phục hồi da diễn ra nhanh chóng hơn.

Bước 8: Sau khi kết thúc bác sĩ kiểm tra làn da, cho thuốc bôi và kê đơn thuốc uống phù hợp với từng tình trạng da để giúp làn da được tái tạo và phục hồi nhanh chóng trong thời gian sớm nhất.

Cách chăm sóc da sau lăn kim tế bào gốc

Sau khi lăn kim tế bào gốc, da bạn sẽ hơi ửng hồng do đó cần nghỉ ngơi 1 - 2 ngày là da sẽ trở lại bình thường. Trong 1- 2 ngày này, bạn vẫn có thể sinh hoạt, công tác bình thường thực hiện các bước chăm sóc da như sau

Dưỡng da theo nguyên tắc 3-4-7

Nguyên tắc 3-4-7 tức là bạn cần dưỡng da theo các mốc thời gian: 3 ngày đầu sau điều trị, 4 ngày tiếp theo và sau 7 ngày điều trị.

Giai đoạn 1: 3 ngày đầu sau lăn kim tế bào gốc

Những ngày đầu mới lăn kim chỉ rửa mặt bằng nước muối sinh lí NaCl 0,9% hoặc nước sôi để nguội.

Trước khi thực hiện vệ sinh làn da hãy vệ sinh da tay trước khi rửa mặt, sau đó, đổ một lượng vừa phải nước muối sinh lý vào thau, nhúng trực tiếp gạc vào thau và đưa lên bề mặt da để lau sạch các chất dơ trên da. Dùng gạc khô hoặc khăn mềm nhẹ nhàng thấm khô nước.

Sau khi rửa mặt, thoa tế bào gốc xen kẽ với kem dưỡng ẩm. Tế bào gốc thoa vào buổi sáng và buổi chiều, kem dưỡng ẩm sẽ thoa vào buổi trưa và buổi tối. Trước mỗi lần bôi nên rửa mặt lại thật sạch để bề mặt da thông thoáng hơn giúp các dưỡng chất thấm sâu vào trong da. Đối với kem dưỡng ẩm, chỉ nên thoa một lớp mỏng để tránh gây tình trạng bí dầu, khó chịu, bít tắc lỗ chân lông gây sưng tấy, nổi mụn trên vùng da lăn kim

Thời gian này nên tránh nắng hoàn toàn, kế cả bức xạ từ máy tính, khi đi ra ngoài hãy sử dụng khẩu trang dày, tối màu để bảo vệ da trước các tia sáng có hại. Thời điểm này không sử dụng kem chống nắng trong 3 ngày đầu sau lăn kim, nếu bắt buộc tiếp xúc với ánh nắng thì nên thoa một lớp thật mỏng kem chống nắng kết hợp với đeo khẩu trang dày, nhưng sau đó phải rửa mặt thật sạch với nước để loại bỏ hoàn toàn kem chống nắng trên da và không sử dụng bất kì sản phẩm dưỡng da hay thuốc nào khác mà không được bác sĩ da liễu chỉ định

Giai đoạn 2: Từ ngày thứ 4 sau khi lăn kim tế bào gốc

Từ ngày thứ 4 hãy ngừng thoa tế bào gốc nhưng vẫn duy trì sử dụng kem dưỡng ẩm ngày 2 lần cho đến lần điều trị tiếp theo để không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi da.

Vẫn tiếp tục thoa kem dưỡng ẩm giúp cung cấp độ ẩm cho da để da có thể mau bong mài, nhưng có thể ngưng sử dụng kem dưỡng ẩm khi thấy làn da có dấu hiệu quá nhờn.

Tránh nắng hoàn toàn khoảng 1 tuần, luôn luôn dùng kem chống nắng kể cả khi ở nhà

Nên sử dụng các loại sữa rửa mặt y khoa dịu nhẹ và không có hạt, được các bác sĩ da liễu khuyên dùng (Papulex Moussant, Aderma, Ducray Keracnyl) để tránh gây bong tróc mài và trầy xước da, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Từ ngày thứ 4 làn da bắt đầu dần hồi phục, thời điểm này cần sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da sâu hơn, tốt nhất cho da lúc này là những sữa rửa mặt y khoa dịu nhẹ như Papulex Moussant, Aderma, Ducray Kecranyl.

Tuyệt đối không dùng sữa rửa mặt có dạng hạt tránh tổn thương da, vì lúc này da bạn là da non. Sữa rửa mặt y khoa không chứa xà phòng, êm dịu cho da, đồng thời kiểm soát nhờn hiệu quả và giúp ngăn ngừa mụn trên da mặt

Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng xịt khoáng mỗi ngày 2 lần giúp bảo vệ da, cung cấp độ ẩm và chất khoáng, làm cho da mềm mại.

Giai đoạn 3: Từ ngày thứ 7 sau khi lăn kim tế bào gốc

Thời gian này làn da bắt đầu bong mài, sau khi khi da bong mài, bạn tiếp tục sử dụng kem dưỡng da như bình thường, duy trì chống nắng thường xuyên để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời, màn hình máy tính, thiết bị điện tử,...

Bên cạnh đó, chúng ta có thể kết hợp thêm 1 số loại thuốc trị sẹo để gia tăng hiệu quả điều trị bằng cách thoa 1 lớp mỏng thuốc trị sẹo lên da 2 lần (sáng, tối) mỗi ngày để giúp vết sẹo mờ dần và co nhỏ dần.

Bên cạnh tuân thủ các bước chăm sóc da theo hướng dẫn hãy chăm sóc da từ sâu bên trong bằng cách uống nhiều nước lọc, đủ 2 lít/ngày, bổ sung nhiều các loại rau củ, các loại trái cây giàu vitamin, hạn chế ăn các loại trái cây nhiều đường, nóng như xoài, sầu riêng, mít…

Bổ sung thêm một số loại thực phẩm tốt cho quá trình tái tạo da, làm liền sẹo như da heo, giò heo, thực phẩm nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm,..), kiêng ăn rau muống, gạo nếp, không dùng các chất kích thích như bia, rượu, không hút thuốc lá, ngủ đủ giấc,...

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Lăn kim trị mụn là gì, quy trình lăn kim diễn ra như thế nào?

Biến chứng thường gặp sau lăn kim, cách phòng ngừa hiệu quả nhất

Lăn kim: Tác dụng, biến chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc sau lăn kim

Kiến thức cần có trước khi thực hiện phương pháp lăn kim trẻ hóa da mặt

Phi kim, lăn kim, vi kim nên lựa chọn phương pháp điều trị nào? Vì sao?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác