Lăn kim trị mụn là gì, quy trình lăn kim diễn ra như thế nào?
Lăn kim trị mụn là gì, quy trình lăn kim diễn ra như thế nào?
Lăn kim trị mụn là phương pháp làm đẹp được nhiều người lựa chọn nhằm khắc phục các vấn đề về da đang gặp phải. Vậy lăn kim trị mụn là gì, quy trình lăn kim trị mụn được thực hiện như thế nào?
Lăn kim là gì?
Lăn kim trị mụn (Dermaroller) hay phi kim vi điểm được biết đến pháp trị liệu tạo nên những tổn thương giả siêu nhỏ trên da dựa vào cơ chế tự làm lành của cơ thể. Phương pháp trị mụn này sử dụng dụng những cây lăn kim chứa từ 150 đến 500 mũi kim với đầu kim có đường kính siêu nhỏ chỉ từ 0.5mm – 2.5mm (tùy theo mục đích sử dụng) để tạo các vi vết thương trên bề mặt làn da. Từ đó loại bỏ các tế bào cũ, kích thích các tế bào da tự sản sinh collagen và elastin phục hồi các lớp biểu bì da ở vùng da nông, đồng thời tạo đường dẫn truyền các chất tái tạo giúp phục hồi da, khắc phục sẹo lồi, sẹo lõm, mụn, nếp nhăn, nám, các vết rạn trên da một cách triệt để giúp trẻ hóa da, làm cho làn da mịn màng, đầy sức sống.
Dù được đánh giá khá an toàn, hiệu quả nhưng phương pháp này cũng có một số tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ hay gặp nhất chính là kích ứng da, phù nề, đỏ da, bầm tím, khô da, bong tróc sau khi lăn kim. Tình trạng chảy máu là phản ứng hiếm gặp sau lăn kim, chỉ xảy ra khi điều trị quá sâu. Bên cạnh đó, có thể gặp một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác như nhiễm trùng, thay đổi sắc tố, dị ứng với thuốc thoa. Để giảm những tác dụng phụ sau khi lăn kim nên đến các cơ sở bệnh viện thẩm mỹ uy tín, người thực hiện có tay nghề, chuyên môn cao, trước khi lăn kim nên thăm khám, kiểm tra tình trạng da, sau lăn kim cần chú ý đến chế độ chăm sóc.
Những ai nên lăn kim để cải thiện tình trạng da
Lăn kim không phải ai cũng có thể thực hiện, những người thuộc trường hợp sau đây có thể lựa chọn phương pháp lăn kim để cải thiện, khắc phục các tình trạng da đang gặp phải
+ Những người sở hữu làn da bị sẹo rỗ, sẹo rỗ lâu năm, người sở hữu sẹo rỗ và mụn mức độ nhẹ
+ Những người sở hữu làn da bị mụn đầu đen, da thâm nám hay da lão hóa, xuất hiện vết nhăn, vết chân chim
+ Những người bị sẹo lồi, nốt ruồi nổi, mụn cóc…
Những người tuyệt đối không nên lăn kim
+ Xơ cứng bì
+ Người mắc các bệnh về máu như máu không đông, xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh mạch máu collagen
+ Người đang có vấn đề về tim mạch, suy giảm miễn dịch
+ Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm
Quy trình lăn kim diễn ra như thế nào?
Bước 1: Thăm khám với bác sĩ để xác định tình trạng da cũng như liệu trình điều trị phù hợp
Bước 2: Rửa mặt kết hợp với tẩy trang sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn và lớp trang điểm trên da mặt, giúp lỗ chân lông được thông thoáng.
Bước 3: Ủ thuốc tê giúp giảm đau khi bác sĩ tiến hành lăn kim. Các bác sĩ sẽ thoa đều kem lên vùng da cần lăn, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, ủ trong khoảng 45 phút.
Bước 4: Bác sĩ tiến hành lăn kim
Bước 5: Chườm đá và làm sạch mặt để giúp da sau khi lăn kim, giảm đau rát, sưng tấy cho làn da
Bước 6: Sau khi kiểm tra lại lần cuối, khách hàng có thể về nhà nghỉ ngơi, thực hiện chăm sóc da theo chỉ dẫn bác sĩ
Sau lăn kim, làn da của chúng ta đang trong tình trạng tổn thương và còn khá ửng đỏ, thời gian này không nên sử dụng các loại mỹ phẩm thường dùng mà thay vào đó nên làm sạch da mặt bằng nước muối sinh lý để làm sạch da
Sau 3 ngày tình trang da bắt đầu khô lại lúc này bạn có thể rửa mặt với nước nhưng lưu ý thật nhẹ nhàng tránh để da trầy xước trên da. Thoa những kem phục hồi, phù hợp với tình trạng da đã được bác sĩ chỉ định
Trong 1 tuần sau lăn kim bạn không được sử dụng bất cứ sản phẩm gì, cần tránh nắng tuyệt đối bằng cách hạn chế tối đa ra ngoài trời. Sau 1 tuần lăn kim bạn bắt đầu có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng da và lưu ý nên bôi kem chống nắng từ chỉ số SPF 30 mỗi ngày. Bên cạnh đó, hãy bổ sung nhiều vitamin C, protein trong chế độ ăn để giúp thúc đẩy sự phục hồi từ bên trong. Kiêng các thực phẩm rau muống, hải sản, đồ tanh, thịt gà, thịt bò, đồ uống có cồn, chất kích thích để tránh hình thành sẹo trên da, không nên thức khuya, không dùng đồ uống có cồn, rượu, bia... bởi điều này sẽ rất hại cho làn da sau lăn kim.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Biến chứng thường gặp sau lăn kim, cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Sau lăn kim làn da bị tăng sắc tố cần khắc phục như thế nào?
Đối tượng chống chỉ định tuyệt đối với phương pháp lăn kim trẻ hóa da mặt
Kiến thức cần có trước khi thực hiện phương pháp lăn kim trẻ hóa da mặt
Phi kim, lăn kim, vi kim nên lựa chọn phương pháp điều trị nào? Vì sao?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Hướng dẫn chăm sóc da sau lăn kim PRP trị rạn da cực chuẩn
- Lăn kim PRP trị rạn da, quy trình thực hiện trị rạn da bằng PRP chuẩn
- Lăn kim tế bào gốc kích thích mọc tóc những điều quan trọng cần nhớ
- Cách chăm sóc tóc sau lăn kim tế bào gốc chuẩn
- Lăn kim tế bào gốc kích thích mọc tóc được thực hiện như thế nào?
- Lăn kim tế bào gốc kích thích mọc tóc: những ai nên, không nên làm
- Lăn kim tế bào gốc trị mụn: những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
- Chăm sóc da sau trị mụn bằng lăn kim tế bào gốc
- Lăn kim tế bào gốc có trị được mụn không, quy trình lăn kim tế bào gốc chuẩn
- Lăn kim tế bào gốc trị mụn: những điều cần biết
- Lăn kim PRP trị sẹo rỗ, quy trình thực hiện lăn kim PRP chuẩn
- Chăm sóc da chuẩn nhất sau lăn kim PRP trị sẹo rỗ
- Biến chứng có thể xảy ra sau lăn kim PRP trị sẹo rỗ
- Ưu nhược điểm của lăn kim tế bào gốc tự thân trị sẹo rỗ
- Trị sẹo thâm bằng phương pháp lăn kim tế bào gốc
- Lăn kim tế bào gốc có biến chứng gì không?
- Chăm sóc da sau lăn kim tế bào gốc trị nám đúng chuẩn
- Phương pháp lăn kim có ưu, nhược điểm gì
- Chăm sóc da chuẩn sau lăn kim tế bào gốc ngừa biến chứng
- Lăn kim PRP là gì, những ai không nên lăn kim PRP
Các tin khác
-
Bật mí cách dùng vitamin B5 giảm rụng tóc cực hiệu quả
Vitamin B5 từ lâu được nhiều người sử dụng để chăm sóc tóc giúp tóc mọc nhanh, giảm gãy rụng tóc hiệu quả. -
Các sai lầm khi gội đầu khiến da đầu yếu, tóc rụng
Gội đầu giúp làm sạch tóc, bụi bẩn, dầu nhờn trên tóc, giúp tóc chắc khỏe hơn. Nhưng khi gội đầu vẫn có khá nhiều người mắc phải những sai lầm cực nghiêm trọng sau khiến da đầu yếu, tóc gãy rụng. -
Bật mí cách làm dầu lô hội chăm sóc da, dưỡng tóc bóng khỏe
Dầu lô hội là một trong những sản phẩm chăm sóc da, dưỡng da, dưỡng tóc bóng khỏe được nhiều người lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách làm dầu lô hội để chăm sóc da, dưỡng tóc chắc khỏe. -
Những loại gia vị là tiên dược trị rụng tóc hiệu quả
Những loại gia vị quen thuộc này không chỉ có lợi cho sức khỏe hỗ trợ phòng ngừa bệnh mà chúng còn giúp giảm thiểu tình trạng rụng tóc hiệu quả -
Trị rụng tóc bằng dầu dừa cực đơn giản
Dầu dừa là nguyên liệu thiên nhiên không chỉ sử dụng để chăm sóc da mà còn được sử dụng để trị rụng tóc, các vấn đề tóc đang gặp phải. -
Cách gội đầu bằng lá trầu không trị rụng tóc hiệu quả
Lá trầu không được nhiều người sử dụng để điều trị vấn đề rụng tóc, nấm da đầu kích thích mọc tóc, nuôi dưỡng mái tóc mềm mượt. -
Trị rụng tóc bằng gừng cực hiệu quả
Trị rụng tóc bằng gừng là một trong những phương pháp tự nhiên được nhiều người lựa chọn giúp khắc phục các vấn đề mái tóc đang gặp phải như rụng tóc, tóc yếu,... -
Bí quyết dùng hà thủ ô trị rụng tóc cực hiệu quả
Hà thủ ô trị rụng tóc là một trong những phương pháp tự nhiên giúp cho mái tóc trở nên đen mợt, chắc khỏe, mái tóc giảm rụng rõ rệt. -
Cách kích thích mọc tóc nhanh bằng tinh dầu cực hiệu quả
Mái tóc thưa mỏng do bị rụng khiến ảnh hưởng đến thẩm mỹ, để giúp kích thích tóc mọc nhanh, chắc khỏe, bóng mượt hãy sử dụng những loại tinh dầu cực tốt cho tóc. -
Bật mí cách dùng tinh dầu oải hương trị rụng tóc cực hiệu quả
Tinh dầu oải hương từ lâu được biết đến là loại tinh dầu rất tốt cho tóc, giúp tóc khỏe tự nhiên, tóc chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc.