Phương pháp lăn kim có ưu, nhược điểm gì

6/28/2022 4:18:00 PM
Phương pháp lăn kim giúp khắc phục các vấn đề về da như sẹo rỗ, sẹo lồi, nếp nhăn,...Nhưng phương pháp này cũng có những ưu, nhược điểm riêng

 

Phương pháp lăn kim có ưu, nhược điểm gì

Nhiều năm trở về trước phương pháp duy nhất đẻ cải thiện lão hóa da là phẫu thuật, ngày nay, chúng ta có rất nhiều lựa chọn trong lĩnh vực y học thẩm mỹ giải quyết các vấn đề về da nhẹ, không quá nghiêm trọng để phẫu thuật với phương pháp điều trị an toàn, ít xâm lấn. Phương pháp lăn kim giúp khắc phục các vấn đề về da như sẹo rỗ, sẹo lồi, nếp nhăn,...Nhưng phương pháp này cũng có những ưu, nhược điểm riêng

Quy trình này đã xuất hiện từ năm 1995, nhưng gần đây lăn kim đã trở nên phổ biến vì lợi ích chống lão hóa và cải thiện kết cấu.Lăn kim là phương pháp xâm lấn, thực hiện khá an toàn giúp cải thiện các rối loạn về da. Dụng cụ lăn kim sử dụng có đầu kim lăn gồm nhiều kim nhỏ thường có đường kính 0,1 - 0,25mm và dài 0,25 - 2,5mm. Lăn kim được thực hiện với gây tê tại chỗ, sau đó thiết bị được áp lên da từ 15 - 20 lần trên vùng điều trị, tạo các tổn thương nhỏ trên da, kích thích da tự sản sinh collagen, elastin và các chất nền để thúc đẩy quá trình tự lành vết thương, làm đầy sẹo rỗ.

Lăn kim là thủ thuật được các chuyên gia da liễu đánh giá khá an toàn, ít biến chứng, sau khi lăn kim vùng da có thể đỏ da sau điều trị, nhưng chỉ kéo dài 2 - 3 ngày. Sau điều trị bằng lăn kim, da có thể cảm thấy châm chích, ngứa, những triệu chứng này giảm trong 12 - 48 giờ.

Ưu điểm của phương pháp lăn kim với làn da

Lăn kim giúp khắc phục được sẹo do mụn trứng cá gây ra, sẹo rỗ. Khi áp dụngphương pháp lăn kimsẽ giúp tăng sinh collagen, đẩy các mô, lấp đầy và làm mờ sẹo. Bởi da bịtổn thương, thiếu hụt collagen, các mô liên kết không phục hồi khiến da bị sẹo rỗ sau tình trạng mụn viêm

Chi phí vừa phải. Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm loại da, các khu vực điều trị và số lần điều trị nhưng mức giá thấp hơn nhiều so với tái tạo bề mặt bằng laser, tiêm Botox thông thường hoặc nâng cơ.

+ Sau lăn kim sẽ giúp thu nhỏ lỗ chân lông, hạn chế tình trạng nổi mụn trên da

+ Lăn kimcó thể giúp xóa mờ những vết chân chim trên da, nếp nhăn trên các khu vực mắt, miệng, trán

+ Lăn kim giúp choda sẽ sáng hơn, và các vấn đề về lão hóa da được cải thiện rõ rệt, các vết nám, tàn nhang, đốm nâu trên da mờ đi

Có thực hiện tại nhà với con lăn và kim loại nhỏ, ngắn hơn tuy nhiên nó cũng có mặt hạn chế hơn thực hiện tại các trung tâm da liễu

Phương pháp này ít xâm lấn(không tiêm, không khâu, hay phẫu thuật)

Điều trị cũng không cần thời gian phục hồi. Hầu hết mọi người cần 20-40 phút để điều trị và có thể trở lại các hoạt động bình thường.

Sau khi điều trị, da có thể tiếp tục có dấu hiệu tăng cường sản xuất collagen trong tối đa sáu tháng.

Nhược điểm của phương pháp lăn kim với làn da

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì phương pháp lăn kim cũng có những nhược điểm mà chúng ta cần chú ý trước khi áp dụng để đảm bảo rằng tình trạng da của bạn sẽ không xấu đi sau quá trình trị liệu lăn kim

Theo các chuyên gia da liễu, cơ chế của lăn kim là tạo ra tổn thương trên da bằng lỗ kim siêu nhỏ, vì vậy sau khi thực hiện trị liệu thì da sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm trong thời gian đầu sau lăn kim. Một tác dụng phụ dễ thấy nhất là sau quá trình trị liệu thì da sẽ dễ bị mẩn đỏ, kích ứng trong một thời gian.

Không thể loại bỏ gốc sẹo xơ cứng dưới bề mặt da, nhất là những người bị sẹo lâu năm. Do đó, khi thực hiện lăn kim thì liệu trình lăn kim phải trải qua thời gian dài mới thấy được hiệu quả cải thiện. Ngoài ra, khi thực hiện lăn kim có thể gây đau đớn trong quá trình điều trị và sưng đỏ da sau đó.

Lăn kim tạo nên tổn thương, với da nhạy cảm, tuýp da tối màu, bệnh herpes đang hoạt động, lăn kim trên nền da như vậy có thể làm nặng thêm tình trạng da sẵn có nên đặc biệt chú ý

Lăn kim là một thủ thuật xâm lấn trên da, nên nếu lăn kim trên da đang mụn mủ, sẽ mang vi khuẩn từ nốt mụn này sang vị trí da bình thường khác có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm lan toả. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo khi da đang có mụn tuyệt đối không được sử dụng biện pháp lăn kim.

Khi lăn kim có gây chảy máu trên vị trí kim lăn do đó phải vô khuẩn theo tiêu chuẩn y tế, nếu không sẽ vô tình gây viêm nhiễm tại chỗ hoặc lây lan các bệnh lan truyền qua đường máu.

Hầu hết mọi người cần hai hoặc nhiều lần lăn kim, phải được thực hiện cách nhau 4-6 tuần, trước khi thấy kết quả mong muốn. Nhiều người sẽ cần tổng cộng 4-5 buổi điều trị.

Phương pháp lăn kim không phải ai cũng có thể thực hiện, những người đang trong quá trình mang thai, da đang có vết thương hở, mới trải qua xạ trịkhông nên áp dụng phương pháp làm đẹp này. Hay như một số người bịcác bệnh liên quan đến da như vảy nến, chàm, bị sẹo da không nên lăn kim

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Chăm sóc da chuẩn sau lăn kim tế bào gốc ngừa biến chứng

Lăn kim trị mụn là gì, quy trình lăn kim diễn ra như thế nào?

Biến chứng thường gặp sau lăn kim, cách phòng ngừa hiệu quả nhất

Lăn kim: Tác dụng, biến chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc sau lăn kim

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác