Loại rau quý được ví như thuốc của người nghèo tốt cho sức khỏe
Bắp cải là một trong những loại rau quen thuộc với nhiều gia đình Việt, chúng được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau, có thể sử dụng để làm salad, món hầm, soup, luộc hay làm dưa chua. Loại rau dân dã này nằm trong danh sách những thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe, ví như vị thuốc của người nghèo.
Nhờ thành phần dinh dưỡng vượt trội, chứa hàm lượng vitamin C, vitamin K cao, giàu chất xơ, chất chống oxy hóa nên khi ăn bắp cải thường xuyên có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng não, cải thiện tiêu hóa đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại các rối loạn về da và bệnh tim.
Vitamin B9 có trong bắp cải góp phần hình thành các tế bào hồng cầu và hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh và miễn dịch của cơ thể chống lại những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, vi khuẩn, virus nguy hiểm.
Đồng thời, bắp cải chứa vitamin K, đây là một trong những chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của xương và các chức năng đông máu trong cơ thể. Khi ăn thường xuyên có tác dụng bảo vệ xương khỏi suy thoái và khởi phát các tình trạng như loãng xương và suy yếu xương
Ngoài ra, ăn bắp cải thậm chí có thể giúp phòng chống một số bệnh, giúp giảm cân, kiểm soát cân nặng, chống lại chứng viêm.
Ăn nhiều rau bắp cải còn có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư bởi bắp cải có chứa một lượng lớn glucosinolates, chất này có tác dụng loại bỏ các gốc tự do có hại cho sức khỏe
Bắp cải còn giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và kiểm soát lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, bắp cải cũng có chất dinh dưỡng giữ cho niêm mạc dạ dày, hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa táo bón và các rối loạn tiêu hóa khác.
Không những vậy từ thời thời Hy Lạp, La Mã cổ đại, người ta đã biết đến tác dụng của bắp cải với giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh, làm đẹp, bảo vệ sức khỏe tuyệt vời. Nên tại nhiều nơi loại rau quen thuộc này còn sử dụng làm thuốc chữa bệnh từ thời xa xưa, được ví như "thuốc của người nghèo".
Vào năm 1948, các nhà khoa học đã phát hiện trong cải bắp có một chất chống loét gọi là vitamin U, giúp chữa loét dạ dày – tá tràng, viêm dạ dày, viêm đại tràng. Một số nghiên cứu cho thấy thấy ăn bắp cải thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa hiệu quả.
Ngoài ra, trong Đông y cải bắp có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, lợi tiểu, thanh phế, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị, trị giun, làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, mất ngủ.
Một số bài thuốc từ cải bắp
Chữa tiểu đường:
Cải bắp có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh tiểu đường type 2.
Chữa đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa:
Bắp cải đem rửa sạch, ép cải bắp lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức.
Chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch:
Sử dụng lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3 – 4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi cột lại.
Chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn:
Chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn bằng cách uống nước ép cải bắp.
Chữa ho nhiều đờm:
Dùng 80 – 100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3 cho thêm mật ong uống trong ngày kết hợp ăn bắp cải sống, tình trạng ho nhiều đờm sẽ được cải thiện
Mặc dù bắp cải lành tính nhưng không phù hợp với những người thể hàn, nếu muốn dùng nên kết hợp chung với gừng tươi. Những người bị táo bón, tiểu ít không nên ăn bắp cải sống, dưa chua bắp cải mà nên ăn bắp cải được nấu chín. Đồng thời, những người bị người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên dùng bắp cải để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Rau khoai lang: những ai nên ăn, không nên ăn nhiều
Rau càng cua những ai nên ăn, không nên ăn
Trồng bắp cải tím tại nhà cần nhớ những điều gì
Bắp cải: 6 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe theo bác sĩ tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai
Tác dụng thần kỳ của rau bắp cải
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.