Kinh nghiệm nuôi rùa cá sấu khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh
Trong các loại rùa cảnh thì rùa cá sấu sở hữu vẻ bề ngoài xù xì với những hàng gai hình chóp phủ đầy trên lưng nhìn chúng như những con cá sấu thu nhỏ. Cách nuôi và chăm sóc rùa cá sấu cũng khá đơn giản, không cầu kỳ chỉ cần người nuôi chú ý những vấn đề sau đây.
Vài nét độc đáo của rùa cá sấu
Rùa cá sấu là loài rùa nước ngọ lớn nhất thế giới, chúng sinh sống chủ yếu ở các đầm lầy, sông hồ,…Rùa cá sấu phân bố chủ yếu ở vùng Bắc Mỹ, miền đông của đông Texas đến Florida Panhandle, phía bắc đến đông nam Kansas, Missouri, miền đông nam Iowa,…
Chúng sở hữu hình dáng cực kỳ ấn tượng với chiếc mai màu đen, xám, nâu hoặc xanh lục bao phủ nhiều tảo. Màu sắc của mai độc đáo này giúp chúng ngụy trang tránh sự săn đuổi của con mồi nguy hiểm. Mai của chúng có 3 hàng gai, những hàng ngai này chứa rất nhiều đầu dây thần kinh nhạy cảm.
Loài rùa cá sấu này khác với một số loài rùa khác chính là chúng sở hữu chiếc đầu to, bộ hàm cực khỏe có gờ ngọn sắc. Lực căn của chúng lên đến480kg/inch2 có thể cắn vỡ mai nhiều loài rùa khác để làm thức ăn, mai nhiều gai. Do sở hữu vẻ ngoài hung dữ nên chúng được gọi là quái thú rùa.
Khác với một số loài động vật khác trong thế giới tự nhiên, loài rùa cá sấu từ khi còn nhỏ đã có khả năng tự bảo vệ mình như một con rùa cá sấu trưởng thành không cần đến sự bảo vệ của rùa bố mẹ.
Trong tự nhiên chúng có thể sống trung bình khoảng 23 tuổi nhưng trong môi trường nuôi dưỡng và chăm sóc tốt chúng có thể sống tới hơn 70 năm.
Rùa Cá Sấu có nguy hiểm cho người nuôi không?
Mặc dù rùa cá sấu không có răng nhưng do phần mỏ của chúng sắc và tính cách hung dữ do vậy không thích hợp nuôi dưỡng trong gia đình có trẻ nhỏ hiếu động, nghịch ngợm hay với những người mới bắt đầu tập nuôi rùa. Những chiếc móng vuốt sắc nhọn của chúng có thể gây sát thương nếu vô tình bị chúng cắm phải.
Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc rùa cá sấu
Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn
Thức ăn chủ yếu của rùa cá sấu là cá nhỏ, ếch, rắn, ốc, tôm, giun, côn trùng, dế mèn, các loại thực vật thủy sinh,…Nhưng thức ăn ưa thích nhất của chúng chính là các loại cá.
Khi ăn thức ăn chúng không nhai thức ăn mà chúng sẽ hút thức ăn rồi nuốt chửng thức ăn. Nhưng người nuôi rùa cũng cần phải chú ý rùa cá sấu không những ăn động vật, thực vật, chúng còn ăn cả cặn bẩn do dó cần chú ý việc vệ sinh chuồng nuôi.
Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi rùa cá sấu
Để rùa cá sấu phát triển khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh nhất người nuôi phải cung cấp một môi trường sống hợp lý. Phạm vi để nuôi một con rùa cá sấu chưa trưởng thành diện tích chuồng nuôi tối thiểu là từ 1m. Bể nuôi rùa cá sấu có ⅔ là nước và ⅓ là đất, có thể dùng loại bể hai ngăn thiết kế đặc biệt cho bò sát khoảng từ 150 lít được bán sắn tại các cửa hàng buôn bán dụng cụ nuôi bò sát. Với một phần là đất mềm như xơ dừa hay đất rêu để đào tổ. Một phiến đá to sạch sẽ có đặt đèn sưởi (lên đến 35 độ) và đèn UVA UVB cho rùa sởi.
Nước nuôi rùa cá sấu
Không chỉ quan tâm đến việc thức ăn, chuồng nuôi và người nuôi cần đặc biệt quan tâm đến nước nuôi. Môi trường nước nuôi rất quan trọng trong quá trình sinh sống của rùa cá sấu. Nước nuôi trong bể phải được khử Clo, không lẫn tạp chất hay có mùi lạ. Thường xuyên thay nước nuôi trong bể để hạn chế vi khuẩn, virus gây hại cho sức khỏe của rùa cá sấu. Những khu vực có khí hậu lạnh nên trang bị hệ thống sưởi dưới nước để giữ cho nước trong chuồng nuôi không dưới 24 độ C.
Dấu hiệu bệnh ở rùa cá sấu
Do chúng sinh sống chủ yếu ở dưới nước nên chúng dễ mắc phải một số bệnh như: bệnh nhiễm trùng mắt, bệnh đau mắt đỏ hoặc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp với triệu chứng biếng ăn, mệt mỏi và chảy nước dãi.
Khi rùa cá sấu lột da phải làm gì?
Trong quá trình phát triển của mình bất kỳ loài rùa nào cũng lột da khi đang trưởng thành và rùa cá sấu cũng vậy. Khi chúng bước vào giai đoạn lột da bạn hãy ngâm nước nóng và tắm cho rùa mỗi tuần và sử dụng sữa tắm cho bò sát. Cầm bàn chải chà nhẹ để loại bỏ các lớp da chết. Tiếp đến, hãy cho dạo quanh nơi khô ráo và có nắng rồi mới đưa trở lại bể nuôi.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.