Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh hiệu quả

5/5/2020 8:11:00 AM
Cũng giống như bệnh nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh, bệnh đau mắt đỏ là một chứng bệnh cực kỳ phổ biến thường gặp phải ở các loài rùa cảnh.

 

Cũng giống như bệnh nhiễm trùng mắt ở rùa cảnh, bệnh đau mắt đỏ là một chứng bệnh cực kỳ phổ biến thường gặp phải ở các loài rùa cảnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rùa cảnh có thể bị mù lòa vĩnh viễn khó có khả năng nhìn lại được. Bài viết dưới đây hướng dẫn các chủ nuôi rùa cảnh cách nhận biết và điều trị bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh.

Những loài rùa nào hay bị mắc bệnh đau mắt đỏ?

Những loài rùa sống ở dưới nước là một trong những đối tượng dễ bị mắc bệnh đau mắt đỏ nhất

Dấu hiệu nhận biết rùa cảnh bị bệnh đau mắt đỏ

Khi rùa bị mắc bệnh đau mắt đỏ chúng sẽ có những biểu hiện như sau người nuôi rùa cảnh có thể dễ dàng nhận biết:

+ Tuyến ổ mắt, màng kết sẽ đỏ lên, rùa cảnh trông như đang khóc và chúng bị nghẹt mũi.

+ Khi bị bệnh đau mắt đỏ mi mắt của rùa cảnh sẽ sưng lên, căng phồng hơn so với bình thường

+ Xung quanh mắt của rùa cảnh xuất hiện nhiều da chết.

+ Bọng mắt ngày càng xệ xuống nhiều hơn.

+ Nếu tình trạng nặng hơn rùa cảnh không nhìn thấy gì, không ăn được thức ăn hay uống nước do không nhìn thấy gì, cơ thể gầy gò chậm phát triển, nằm yên một chỗ, di chuyển chậm chạp thậm chí không di chuyển.

Nguyên nhân khiến rùa cảnh mắc bệnh đau mắt đỏ

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh chính là do rùa bị thiếu vitamin A và chất lượng nước nuôi trong bể nuôi kém, không được dọn dẹp, thay nước thường xuyên.

Rùa bị thiếu vitamin A do trong khẩu phần ăn hàng ngày không được cung cấp đầy đủ các thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong chế độ ăn của rùa cảnh chỉ toàn rau xà lách hoặc toàn thịt, viên tổng hợp kém chất lượng. Bởi những loại thực phẩm này có hàm lượng vitamin A cực thấp ngay cả những con rùa cảnh chỉ ăn toàn thịt, côn trùng, động vật không xương) cũng như vậy sẽ bị thiếu vitamin A do thức ăn không được đa dạng, nhiều chất dinh dưỡng.

Do môi trường nước bẩn không được thay nước thường xuyên, không dọn dẹp thức ăn thừa còn thừa lại hoặc do vệ sinh bể nuôi rùa kém, cẩu thả.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh

Chất lượng nước nuôi kém:

Do chất lượng nước nuôi kém khiến rùa cảnh nhiễm trùng do vi khuẩn sinh sôi trong nước bẩn.

Hãy kiểm tra kích thước của bể nuôi có phù hợp với rùa cảnh hay không. Hãy nhớ rằng cứ 2.5 cm của rùa cần phải có kích thước bể khoảng 38 lít. Hãy xác định kích thước hiện tại của rùa để thay lại bể phù hợp với rùa cảnh.

+ Kiểm tra lại bộ lọc nước của bể nuôi, nếu bộ lọc nước kém hãy trang bị bộ lọc nước mới. Bạn có thể sử dụng bộ lọc nước của Canister, Aquatop, Aquael Fan,…

+ Thay nước trong bể nuôi thường xuyên, nước nuôi trong bể phải được khử clo, bằng cách đổ lọ ReptiSafe của Zoo Med

+ Cọ rửa bể nuôi và dọn sạch thức ăn thừa của rùa không để thức ăn thừa của rùa còn sót lại trong bể nuôi mỗi lần sau khi cho rùa cảnh ăn.

+ Khi rùa mắc bệnh đau mắt đỏ hãy di chuyển rùa cảnh sang một bể riêng để điều trị và dọn dẹp bể nuôi cho sạch sẽ và tránh rùa lây bệnh sang cho các con rùa khác trong bể nuôi.

Thiếu vitamin A:

Khi rùa mắc bệnh đau mắt đỏ do thiếu vitamin A bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhất. Hãy đan xen một số loại thực phẩm giàu vitamin A trong thực đơn của rùa như: quả mơ, quả đào, lá và bông cải xanh, cà rốt, bắp cải xanh, lá bồ công anh, dưa vàng, cải xoăn, cà rốt, mù tạt xanh, mật hoa, quả xoài, đu đủ, mùi tây, khoai lang, rau bina, củ cải xanh, gan, cá nguyên con. Những thực phẩm này cần được đảm bảo độ tươi ngon, không có mùi hay có sự xuất hiện của nấm mốc,…

Bên cạnh việc cho ăn thức ăn hạt, thỉnh thoảng bạn nên bỏ sung các loại lá xanh, canxi và trái cây cho rùa. Đặc biệt là cà rốt, phần lớn loài rùa thích ăn cà rốt và loại củ này cũng chứa nhiều Vitamin A. Ngoài ra còn có một số loại rau khác cũng giàu vitamin A như khoai lang, cải xoăn, rau bina.

Điều trị bệnh đau mắt đỏ ở rùa cảnh

Khi rùa bị mắc bệnh đau mắt đỏ hãy mang rùa đến các trung tâm, phòng khám chuyên điều trị cho bò sát. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc chính xác cho rùa của bạn.

Nếu như chưa thể lập tức mang ra bác sĩ thú y bạn có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây để điều trị cho rùa cảnh.

Nếu chuẩn đoán rùa bị bệnh đau mắt đỏ do thiếu vitamin A hãy sử dụng Nature Zone đây là tinh chất bổ sung dinh dưỡng này rất tốt cho mắt rùa. Chỉ nên cho từ 2 - 4 giọt vào thức ăn rùa hoặc nhỏ trực tiếp vào miệng rùa.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt Repti của Zoo Med khi người nuôi xác định rùa bị đau mắt đỏ do môi trường nước. Sản phẩm này có tác dụng làm sạch mắt của rùa và ngăn ngừa các loại bệnh về mắt. Nhỏ từ 1 – 2 giọt vào mắt rùa mỗi ngày.

Bên cạnh đó bạn hãy sử dụng thêm loại ReptiSafe của Zoo Med để điều tiết lại môi trường nước, giúp cho nước an toàn hơn khi rùa ngâm mình và ăn dưới nước.

Nhưng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh đau mắt đỏ cho rùa cảnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú ý để đảm bảo an toàn và chắc rằng thuốc sẽ không gây nên tác dụng phụ cho rùa cảnh.

Suckhoecuocsong.vn/Theo Tapchibosat

Các tin liên quan

Các tin khác