Kinh nghiệm điều trị cây trầu bà bị thối rễ chuẩn xác
Cây trầu bà bị thối rễ nếu không nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, các điều trị chính xác và nhanh chóng sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây thậm chí cây bị chết dần.
Cây trầu bà khá dễ dàng chăm sóc, không tốn quá nhiều thời gian nhưng trong quá trình phát triển của cây nếu chúng ta không cẩn thận có thể khiến cây bị bệnh thối rễ.
Nguyên nhân khiến cây trầu bà bị thối rễ
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến cây trầu bà bị thối rễ do chúng ta tưới nước quá nhiều khiến cho độ ẩm trong đất trồng cao, rễ cây trầu bà không nhận đủ oxy, chất dinh dưỡng từ đất, một số loài nấm hại trong đất phát triển, bón phân quá nhiều, gây ảnh hưởng tới bộ rễ của cây trầu bà.
Dấu hiệu nhận biết cây trầu bà bị thối rễ
+ Rễ cây trầu bà có màu nâu sẫm hoặc đen, rễ bị nhão, rễ của cây không chắc, dễ bị gãy. Đối với những rễ cây khỏe mạnh sẽ có màu nâu nhạt, khó bị gãy, sờ vào cứng không bị nhão.
+ Do rễ bị thối nên rễ giảm khả năng hút, vận chuyển nước, chất dinh dưỡng, khoáng chất nên lá cây xuất hiện tình trạng quăn lại, lá héo và rụng.
+ Lá bị quăn lại, không giữ được hình dáng ban đầu
+ Rễ cây có mùi trứng thối đặc biệt mùi khó chịu xuất hiện từ phần gốc của cây.
+ Xuất hiện nấm bệnh quanh đất trồng.
Hướng dẫn cách khắc phục cây trầu bà bị thối rễ
Trầu bà bị thối rễ do tưới quá nhiều nước, độ ẩm trong đất trồng cao, rễ cây trầu bà không nhận đủ oxy, chất dinh dưỡng từ đất. Do đó, hãy ngay lập tức ngừng tưới nước, điều chỉnh chu kỳ tưới cho nước cây.
Cho cây trầu bà ra khỏi đất trồng, rửa sạch toàn bộ đất bám vào rễ, sử dụng kìm cắt toàn bộ rễ bị hỏng, cắt bỏ phần lá cây bị héo úa vàng. Những phần rễ khỏe mạnh sử dụng thuốc kháng nấm phun lên để loại bỏ mầm bệnh. Trồng cây trầu bà sang chậu đất sạch đã được khử vi khuẩn, nấm bệnh, đất chứa nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt và tránh tưới quá nhiều. Trong quá trình này không đặt cây ở những khu vực bị nắng gắt vì trong quá trình xử lý và sau khí đổi chậu vì cây đang yếu. Không sử dụng phân bón để tưới cho cây trong thời điểm này.
Tưới nước cũng phải bị cắt giảm do rễ bây giờ ít hơn, nên áp dụng hình tưới tưới nhỏ giọt chậm để nước có thời gian thẩm thấu xuống phía dưới chậu, tránh tưới ồ ạt gây nên các điểm úng cục bộ trong đất. Sau khoảng 2 tuần hãy sử dụng phân vi sinh để tái tạo hệ vi khuẩn có lợi trong đất. Nên chọn loại phân bón tan chậm thay vì phân bón thông thường cho cây cảnh trong thời điểm này.
Nếu có điều kiện có thể sử dụng máy đo độ ẩm đất để chắc chắn rằng đất có độ ẩm vừa phải không bị úng ngập.
Cây bị nhiễm nấm
Nấm hại, vi khuẩn, virus như Phytophthora, Rhizoctonia, Pythium sẽ phát triển, hút các chất dinh dưỡng từ gốc từ đó ảnh hưởng đến bộ rễ. Do đó, chúng ta có thể sử dụng tinh dầu sả chanh ở nồng độ 10% hoặc 20% có thể ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm.
Bón phân quá mức
Để khắc phục tình trạng cây trầu bà bị thối rễ do bón phân quá mức chúng ta cần ngừng ngay việc cung cấp dinh dưỡng cho cây (đặc biệt là phân đạm), phun nước hoặc rửa nước, xối nước vào gốc để pha loãng lượng phân còn tồn dư trong đất. Dùng chế phẩm B12 để giải độc, chống sốc cho cây nếu bị nặng thì sử dụng liên tục 2 – 3 lần mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày. Nếu cây bị ngộ độc bởi vi lượng có trong phân bón thì có thể bón thêm lân vôi giúp cho độ pH đất tăng lên, giảm khả năng ảnh hưởng của vi lượng.
Thoát nước kém
Kiểm tra khả năng thoát nước của chậu trồng, nếu khả năng thoát nước của chậu kém hãy đục thêm lỗ ở dưới đáy chậu giúp cho hạn chế việc tích quá nhiều nước. Nên sử dụng loại chậu trồng được làm từ đất sét không tráng men giúp hấp thụ độ ẩm dư thừa từ đất ngay cả khi bạn tưới nước quá mức, hạn chế sử dụng chậu nhưa, chậu đất sét tráng men.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
- Cách chăm sóc cây xạ vàng chuẩn xác
- Cách chăm sóc cây kim tiền nhanh ra hoa
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây xương rồng tai thỏ
- Nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc cây vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây kim ngân thủy sinh đúng chuẩn
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 19 có đáp án: Các biện pháp chăm sóc cây trồng
- Kinh nghiệm chăm sóc cây cảnh trong nhà phát triển xanh tốt
- Bật mí cách trồng, chăm sóc cây hồng phát tài đem lại may mắn cho gia đình
- Quy trình trồng và chăm sóc cây đinh lăng tại ban công, sân thượng, tòa nhà chung cư
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tiêu phát triển tốt theo chuyên gia
- Hướng dẫn chăm sóc cây kim ngân tại văn phòng luôn xanh tươi
- Phương pháp trồng và chăm sóc cây trong thùng xốp luôn xanh tốt
- Kỹ thuật chăm sóc cây hoa dừa cạn luôn xanh tốt quanh năm
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu chuẩn nhất
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.