Hướng dẫn cách thu hoạch, bảo quản khế
Khế mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng để thuận tiện cho việc cất trữ, sử dụng khi cần thiết cần có phương pháp bảo quản phù hợp, đúng cách.
Cây khế được trồng nhiều ở Việt Nam, các bộ phận của cây khế được sử dụng để làm thuốc điều trị nhiều bệnh. Lá khế có vị chua, chát, tính bình nên có công dụng mát huyết, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, chữa dị ứng mẩn ngứa, lở sơn, cảm nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, mụn nhọt, ngộ độc. Hoa khế có công dụng điều trị kinh giản ở trẻ em, ho, ho gà.
Quả khế có vị chua, ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu độc, chống viêm chữa viêm họng, lở sơn, làm sởi chóng mọc, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh đường tiêu hóa như bệnh nhu động ruột bất thường, chứng khó tiêu, hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ngăn ngừa các vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, duy trì sinh lực cho cơ thể, giảm đau đầu, đau nửa đầu, đau lưng, tăng cường hệ miễn dịch, trị ho, ngăn ngừa ung thư, kiểm soát đường huyết, trị trứng cá và làm mờ vết sẹo, giảm đau khớp, giảm chuột rút, kháng khuẩn, kháng viêm,…
Thu hoạch, bảo quản lá khế
Lá khế chữa trị nhiều bệnh như dị ứng mẩn ngứa, lở sơn, cảm nhức đầu, sốt xuất huyết, tiểu buốt, mụn nhọt, ngộ độc,… Có thể sử dụng lá khế tươi hoặc lá khế đã được phơi khô để điều trị bệnh.
+ Lá khế tươi
Lá khế tươi sau khi thu hoạch từ trên cây xuống nên rửa sạch với nước sạch nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn, côn trùng bám trên lá, nhành cây, loại bỏ những lá vàng, lá bị sâu là có thể sử dụng để điều trị một số bệnh
+ Lá khế khô
Lá khế tươi sau khi được thu hoạch sẽ bỏ những lá già, lá bị sâu, đem phơi khô. Sau khi lá khế khô đem cất trữ trong túi nilon, để nơi khô ráo thoáng mát, tránh đặt lá khế khô ở những nơi ẩm thấp, có độ ẩm cao, tuyệt đối không để gần các dược liệu đã bị mốc, hư hỏng. Đảm bảo dược tính của lá khế khô nên kiểm tra định kỳ từ 1-2 tháng/ lần, tránh để lá khế khô ở những nơi có ánh nắng trực tiếp của mặt trời
Thu hoạch, bảo quản quả khế
Sau giai đoạn ra hoa khoảng 100 ngày, quả khế bắt đầu chín các múi khế bắt đầu chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng nhạt, quả căng mọng nước, khi ăn có vị ngọt hoặc vị chua. Khi thu hoạch không nên hái khế khi quả còn non, quả xanh, nên thu hoạch bằng tay đối với những quả trên cao nên dùng dụng cụ chuyên biệt để thu hoạch nhằm tránh tình trạng khế bị dập nát, thối hỏng.
Bảo quản
Khế cũng giống như một số loại trái cây mọng nước khác, thời gian bảo quản không được lâu nếu để ở nhiệt độ phòng, nơi ẩm ướt, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trong thời gian dài. Do vậy để bảo quản khế được lâu hơn sau khi thu hoạch có thể áp dụng các cách sau:
Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
Khế sau khi thu hoạch nên loại bỏ những quả bị dập nát, thối hỏng, bị sâu bệnh. Rửa sạch khế với nước sạch, đem để ráo nước hoặc dùng khăn mềm, giấy ăn để lau khô, tránh để nước làm khế nhanh hỏng. Tiến hành bọc từng quả khế bằng giấy ăn hoặc giấy báo, xếp gọn gàng trong ngăn đựng rau tủ lạnh. Với phương pháp này có thể bảo quản khế trong 4 - 5 ngày mà không lo khế bị dập nát, thối hỏng hay thâm sạm.
Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh
Nếu muốn bảo quản khế được lâu hơn từ 1- 2 tháng có thể cất trữ trong ngăn đá tủ lạnh. Khế sau khi mua về hãy rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước sau đó cắt bỏ phần đầu, đuôi, cạnh của khế. Cắt khế thành từng lát độ mỏng vừa phải, xếp khế vào khay đựng. Đậy kín nắp hộp và để trong ngăn đông tủ lạnh giúp bảo quản khế được lâu hơn.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
- Cách chăm sóc cây xạ vàng chuẩn xác
- Cách chăm sóc cây kim tiền nhanh ra hoa
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây xương rồng tai thỏ
- Nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc cây vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây kim ngân thủy sinh đúng chuẩn
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 19 có đáp án: Các biện pháp chăm sóc cây trồng
- Kinh nghiệm chăm sóc cây cảnh trong nhà phát triển xanh tốt
- Bật mí cách trồng, chăm sóc cây hồng phát tài đem lại may mắn cho gia đình
- Quy trình trồng và chăm sóc cây đinh lăng tại ban công, sân thượng, tòa nhà chung cư
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tiêu phát triển tốt theo chuyên gia
- Hướng dẫn chăm sóc cây kim ngân tại văn phòng luôn xanh tươi
- Phương pháp trồng và chăm sóc cây trong thùng xốp luôn xanh tốt
- Kỹ thuật chăm sóc cây hoa dừa cạn luôn xanh tốt quanh năm
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu chuẩn nhất
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.