Hướng dẫn cách chọn mực, bảo quản mực, lợi ích của mực với sức khỏe

8/3/2021 4:24:00 PM
Mực là một trong những món ăn yêu thích của nhiều người, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng khá nhiều người chưa biết cách chọn mực tươi ngon, cách bảo quản mực đúng chuẩn.

 

Hướng dẫn cách chọn mực, bảo quản mực, lợi ích của mực với sức khỏe

Mực là một trong những món ăn yêu thích của nhiều người, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng khá nhiều người chưa biết cách chọn mực tươi ngon, cách bảo quản mực đúng chuẩn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chọn mực tươi, mực khô ngon và cách bảo quản mực.

Những lợi ích của mực đối với sức khỏe

Mực được biết đến là một trong những loại hải sản rất tốt cho cơ thể. Mực chứa nhiều protein, cùng với nhiều khoáng chất thiết yếu như Riboflavin, vitamin B12, phốt pho, đồng và selen, ít chất béo bão hòa và ít natri,…Mực có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: mực hấp, mực chiên bơ, mực xào, mực nhồi thịt, mực một nắng nướng sa tế,…

+ Nhờ sở hữu hàm lượng phốt pho khá cao, hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi trong việc xây dựng xương và răng cứng cáp, chắc khỏe.

+ Mực cung cấp tới 63% lượng selenium cho cơ thể, selen là chất chống oxy hóa giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp, có lợi cho người đang mắc các vấn đề về xương khớp.

+ Vitamin B2 trong mực có thể giúp giảm tần số và thời gian của chứng đau nửa đầu.

+ Không chỉ nhiều vitamin B2 mà mực còn nhiều vitamin B21 giúp giảm nồng độ axit amin homocysteine trong cơ thể.

+ Khi bổ sung thường xuyên mực trong thực đơn hàng ngày còn có tác dụng cung cấp khoáng chất đồng cho cơ thể, khoáng chất đồng giúp cơ thể lưu trữ, hấp thụ và trao đổi chất, hình thành nên hồng cầu, có lợi cho người bị thiếu máu.

+ Magie có trong mực là khoáng chất có tác dụng thư giãn hệ thần kinh, giảm tình trạng cáu gắt, những người làm việc căng thẳng nên bổ sung thường xuyên mực trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Hướng dẫn cách chọn mực, bảo quản mực, lợi ích của mực với sức khỏe

Những người không nên ăn mực, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

Mặc dù mực rất có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn mực hay ăn quá nhiều mực một lần, ăn liên tục. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần chỉ nên ăn mực từ 2-3 lần/tuần, mỗi lần từ 1-2 con là hợp lý nhất.

+ Những người đang bị lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy nên hạn chế ăn mực do mực có tính hàn nên có thể khiến những người đang gặp vấn đề tiêu hóa nặng hơn

+ Khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập nên kiêng ăn mực

+ Người đang bị bệnh dị ứng da, dị ứng hải sản hay đang uống thuốc dị ứng nên hạn chế ăn mực

+ Mực lại không tốt với những người ăn kém, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt tươi nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, chậm tiêu, tiêu chảy, khả năng ham muốn tình dục kém, đại tiện nát, di tinh, nhiều mồ hôi, cảm lạnh.

Hướng dẫn cách chọn mực tươi, mực khô ngon

Cách chọn mực tươi ngon

Quan sát màu sắc mực:

Những con mực tươi ngon khi nhìn màu sắc cơ thể của mực sẽ có màu nâu sậm chứ không nhợt nhạt. Phần màu trắng trên cơ thể mực sẽ có màu đcụ như sữa, màu sắc cơ thể mực sáng bóng

Quan sát mắt mực

Mực tươi thường có màu mắt rất sáng, trong veo thậm chí bạn có thể nhìn rõ con ngươi bên trong. Ngược lại, những con mực không còn tươi, mực để lâu ngày mắt mực thường rất mờ và đục.

Kiểm tra râu mực

Khi lật râu mực lên những con mực tươi sẽ thấy các đầu xúc tua tròn tròn dính vào phần râu, ngược lại nếu các xúc tua bị rơi rớt thì mực đó không còn tươi ngon. Mực tươi thì râu rất săn chắc, còn mực đã ươn thì phần râu thường mềm nhũn đi.

Cảm nhận độ săn chắc của mực

Khi dùng tay ấn vào mực tươi sẽ thấy phần thịt săn chắc và có độ đàn hồi cao, khi thả tay ra thì mực nhanh trở lại trạng thái ban đầu thì đây là những con mực tươi. Ngược lại, những con mực không tươi khi dùng tay ấn vào cơ thể mực sẽ thấy hơi mềm, nhão, đặc biệt độ đàn hồi không cao nên khi bạn thả tay ra thì thân mực bị lõm một lúc lâu mới trở lại như ban đầu.

Cách chọn mực khô ngon

Mực khô là loại mực còn tươi nguyên trước khi được đem phơi nắng cho khô. Mực khô có thể bảo quản được lâu, vận chuyển dễ dàng thường được chế biến thành các món ăn để nhậu, ăn chơi như: mực khô nướng, mực khô xào su hào, mực khô xào miến,…Khi chọn mực khô nên chọn mực theo các tiêu chi sau đây:

+ Khi ấn tay vào mình mực khô, nếu mực không dính tay, không cảm nhận được độ ẩm thì đó là những con mực được phơi khô bằng ánh nắng tự nhiên.

+ Chọn những con có lớp phấn trắng phủ lên trên bề mặt thân của mực, lớp phấn trên da mực càng dày thì thịt mực càng ngon và càng chắc.

+ Những con mực khô ngon màu sắc thường tươi tắn, không quá sậm cũng không quá nhạt, có màu hồng nhạt tự nhiên, mùi không tanh

+ Thân mực càng dày thì thịt càng săn chắc, càng ngon, khi ăn sẽ đậm vị

+ Phần râu mực, đầu mực phải dính chặt vào thân, không bị tách rời, bong tróc

Hướng dẫn cách phân biệt mực khô thật và mực khô giả

Do sở hữu giá trị kinh tế cao nên khá nhiều gian thương thường trộn mực khô thật với mực khô giả với nhau để bán giá cao. Để phân biệt được khô thật và mực khô giả hãy dựa theo các tiêu chí sau đây:

+ Mực khô thật khi có mùi thơm rất đặc trưng, thịt mềm và rất dễ xé, mực khô giả khi nướng rất dễ cháy khét vì được làm từ cao su.

+ Mực khô thật sẽ không bị dai, dễ xé. Ngược lại mực khô giả sẽ bị dai, rất khó xé, có độ đàn hồi như dây thun do thường được làm bằng cao su

+ Mực khô thật có gân ở giữa sống lưng và khi xé thịt có độ bông nhất định còn mực khô giả thì nhẵn và phẵng hơn.

+ Nên chọn những con mực được gói được đóng kỹ, không bị rách, bong tróc, thủng hay có dấu hiệu đã bị xé, thay thế và sử dụng, có ghi cơ sở sản xuất, tem kiểm định chất lượng rõ ràng, không tẩy xóa, bị làm mờ

+ Mực giả khi ngâm với nước khoảng 10 - 15 phút sẽ bị phai hết lớp phủ bên ngoài và lộ rõ miếng cao su bên trong

Hướng dẫn cách bảo quản mực tươi, mực khô đúng chuẩn

Bảo quản mực tươi đúng cách

Bảo quản mực tươi bằng tủ lạnh:

Mực sau khi mua về, bỏ hết phần ruột và da của phần mực, sơ chế sạch sẽ với nước sạch. Cho mực vào túi nilon hoặc túi zip, hộp đựng thực phẩm, cho vào tủ lạnh bảo quản mực ở nhiệt độ dưới 5 độ C là được. Khi dùng chỉ cần bỏ ra tủ đá, cho vào ngăn mát khoảng 3-4 tiếng là có thể chế biến được.

Bảo quản mực tươi khi không có tủ lạnh:

Nếu không có tủ lạnh, nên cho mực vào túi nilon rồi cho mực vào thùng xốp chứa nhiều đá, khi cho mực vào thùng hãy phủ đá lên hết phần mực tươi. Cách này có thể bảo quản mực còn tươi ngon được 8-10 tiếng, phù hợp cho việc vận chuyển mực đi nơi xa.

Bảo quản mực tươi bằng cách cấp đông:

Sơ chế mực sạch sẽ, loại bỏ hết phần nội tạng, phần da của mực, rửa lại với nước sạch. Để mực ráo hết nước rồi cho mực vào túi nilon, túi zip hoặc túi cấp đông chuyên dụng. Hút chân không bên trong túi để không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của mực tươi. Bảo quản mực ở nhiệt độ từ từ - 18 độ C trở xuống, mực có thể sử dụng được trong vòng 4-5 tháng mà vẫn tươi ngon.

Bảo quản mực khô đúng cách

Bảo quản mực khô bằng tủ lạnh:

Đóng gói kỹ mực khô bằng túi nilon thật kỹ để tránh mùi bay ra bên ngoài, bảo quản mực khô ở nhiệt độ- 18 độ C. Giữ cho mực thật khô, không bị ướt để không ảnh hưởng đế chất lượng mực được ngon

Bảo quản mực không khi không có tủ lạnh

Bảo quản mực khô khi không có tủ lạnh bằng cách gói mực vào một tờ giấy báo rồi đặt chúng ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Cứ 3 tuần bạn đem ra phơi nắng gắt, nhiệt độ cao một lần để hạn chế ẩm mốc phát triển, mực được thơm hơn. Chỉ cần phơi từ 3 - 4 tiếng là có thể đem vào nhà và đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo. Khi phơi không để mực chồng lên nhau mà lên rải đều, tránh để quá gần nhau và cũng không để các thực phẩm phơi khô khác chồng lên phần khô mực

Hướng dẫn cách sơ chế mực tươi đúng cách

Bước 1: Mực tươi sau khi mua về, rửa sơ qua một lần nước cho sạch, nắm chặt phần râu mực, kéo nhẹ phần râu mực ra khỏi thân.

Bước 2: Kéo nhẹ phần xương sống màu trắng trong ra khỏi thân mực, loại bỏ phần nội tạng bên trong bụng mực

Bước 3:Xẻ dọc bụng mực, cạo sạch phần nội tạng bên trong.

Bước 4: Lột da mực bằng cách dùng dao sắc cắt nhẹ một đường phía đầu thân mực để tạo một đường gờ giữa da và thịt mực. Một tay giữ chặt phần thịt mực, tay còn lại nắm chắc phần da mực và kéo lên. Lần lượt kéo từng phía, bạn sẽ dễ dàng loại bỏ hoàn toàn được phần da mực.

Bước 5: Làm sạch phần ruột và đầu mực bằng cách cắt rời ruột ra khỏi đầu, xẻ đầu mực và rửa sạch với nước sạch

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Hướng dẫn cách chọn tôm, bảo quản tôm tươi ngon

Lợi ích của xoài, cách chọn xoài ngon, bảo quản xoài được lâu

+ Lợi ích tuyệt vời của bơ, cách chọn bơ ngon, cách giúp bơ chín nhanh

Những ai không nên ăn đậu bắp, cách chọn và bảo quản đậu bắp

Mít có tác dụng gì, bí quyết chọn mua mít ngon, cách làm mít nhanh chín

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác