Học các cú đẩy bóng trái tay, công bóng thuận tay trong bóng bàn
Sau những bài học đầu tiên về cách cầm vợt, chọn vị trí đứng…chúng ta tiếp tục tìm hiểu những cú đánh cơ bản trong bóng bàn gồm cú đẩy bóng trái tay, công bóng thuận tay, công bóng trái tay và cuối cùng là cú đánh khó nhất đẩy bóng thuận tay.
Đẩy bóng trái tay
Để thực hiện cú đánh bóng trái tay người chơi cần đứng sát bàn và có tư thế đối diện hướng đánh bóng.
Phương pháp: Sử dụng một cú đánh ngắn, tay cầm vợt di chuyển từ khuỷu tay trên một mặt phẳng nằm ngang, trong khi cánh tay tự do của bạn cần chỉ về phía quả bóng để hỗ trợ sự cân bằng cơ thể của bạn.
Đánh vào bóng ở vị trí cao nhất của cú nảy từ bàn (tức là khi bóng đạt điểm cao nhất của nó) với việc sử dụng 50% động tác đánh của bạn trước khi đánh vào bóng và 50 % sau khi đánh vào bóng. Lưu ý tiếp xúc bóng ở phần dưới phía lưng quả bóng sao cho bạn tạo ra một chút xoáy xuống.
Áp dụng trong trường hợp nào:
- Cú đánh này thường được sử dụng khi đối thủ thực hiện cú đánh của anh ta theo cách mà nếu bạn không đánh vào bóng, nó sẽ nảy ít nhất 2 lần trên phần mặt bàn của bạn, tức là cú đánh sang rất gần lưới.
- Mục đích của cú đánh này là để ngăn chặn đối thủ của bạn chơi một cú đánh tấn công, vì vậy bạn nên cố gắng đảm bảo rằng cú đánh của bạn cũng được chơi ngắn qua lưới.
Công bóng thuận tay
Đối với kỹ thuật công bóng thuận tay, người chơi cần đứng gần bàn và tư thế đứng hơi quay sang bên phải so với hướng đánh bóng.
Phương pháp: Sử dụng một cú đánh trung bình, tay cầm vợt di chuyển về phía trước và hơi lên trên theo hướng bóng sẽ được đánh đi, trong khi cánh tay tự do của bạn trỏ về phía quả bóng để hỗ trợ xoay thân người của bạn và giữ cân bằng.
Trong khi thực hiện cú đánh, phần thân trên cần xoay khoảng 45 độ về bên phải, sau đó quay trở lại đối diện với bóng, cùng lúc di chuyển trọng tâm cơ thể từ chân phải sang bên trái của bạn. Lưu ý góc vợt nên hơi khép để tạo ra xoáy lên.Đánh vào bóng ở đỉnh cao nhất của cú nảy (tức là khi bóng ở vào điểm cao nhất) sử dụng 50% cú đánh của bạn trước khi đánh vào bóng và 50 % sau khi đánh bóng.
Áp dụng trong trường hợp nào:
- Cú đánh này thường được sử dụng khi đối thủ của bạn chơi cú đánh của anh ta theo cách mà bóng tiếp cận bạn cao hoặc sâu (bóng cao và dài).
- Mục đích của cú đánh này là chơi tích cực và ngăn cản đối thủ đánh tấn công, do đó bạn cần cố gắng để đảm bảo rằng cú đánh sẽ rơi gần mép cuối bàn hoặc gần cạnh bên phía bàn đối phương.
Công bóng trái tay
Để thực hiện cú công bóng trái tay, người chơi cần đứng gần bàn và có tư thế đối mặt với hướng đánh bóng đi.
Phương pháp: Sử dụng một cú đánh trung bình, tay cầm vợt chuyển động về phía trước và hơi lên trên theo hướng bóng sẽ được đánh đi, trong khi cánh tay tự do của bạn trỏ về phía quả bóng để hỗ trợ sự cân bằng của bạn.
Góc vợt cần khép một chút, giữ cổ tay lỏng, bạn có thể tạo ra xoáy lên khi bạn di chuyển cánh tay của bạn về phía trước.
Lưu ý: Đánh bóng ở đỉnh của cú nảy (tức là khi bóng đạt điểm cao nhất) với việc sử dụng 50% cú đánh của bạn trước khi đánh vào bóng và 50% sau khi đánh bóng.
Áp dụng trong trường hợp nào:
- Cú đánh này thường được sử dụng khi đối thủ của bạn muốn bóng hướng đến bạn cao hoặc dài.
- Mục đích của cú đánh này là để chơi một cách tích cực và ngăn cản đối thủ của bạn chơi tấn công, do đó cú đánh của bạn cần rơi gần mép cuối bàn hoặc gần cạnh bên phía bàn đối phương.
Đẩy bóng thuận tay
Đối với cú đẩy bóng thuận tay, người chơi cần đứng sát bàn và có tư thế đối diện hướng đánh bóng.
Phương pháp: Sử dụng một cú đánh ngắn, tay cầm vợt di chuyển từ khuỷu tay trên một mặt phẳng nằm ngang, trong khi cánh tay tự do còn lại chỉ về phía quả bóng để hỗ trợ sự cân bằng cơ thể.
Đánh vào bóng ở vị trí cao nhất của cú nảy từ bàn (tức là khi bóng đạt điểm cao nhất của nó) với việc sử dụng 50% động tác đánh của bạn trước khi đánh vào bóng và 50 % sau khi đánh vào bóng.
Lưu ý: Tiếp xúc bóng ở phần dưới phía lưng quả bóng để tạo ra một ít xoáy xuống.
Áp dụng trong trường hợp nào:
- Cú đánh này thường được sử dụng khi đối thủ thực hiện cú đánh theo cách mà nếu bạn không đánh vào bóng, nó sẽ nảy ít nhất 2 lần trên phần mặt bàn của bạn, tức là cú đánh sang quá gần lưới.
- Mục đích của cú đánh này là ngăn chặn đối thủ của bạn chơi đánh tấn công, vì vậy bạn nên cố gắng đảm bảo rằng cú đánh của bạn cũng được chơi ngắn qua lưới.
Suckhoecuocsong.com.vn tổng hợp
Các tin liên quan
- Luật thi đấu bóng bàn mới nhất
- Hướng dẫn giao bóng bàn, bí quyết để tăng vận tốc cú giao bóng
- Cách phòng tránh chấn thương cho môn bóng bàn
- Bóng bàn: Thời gian để giỏi bóng bàn, rèn luyện ý trí
- Những dụng cụ cần chuẩn bị khi chơi bóng bàn, bảo quản vợt bóng bàn
- Những bài tập giãn cơ tốt nhất dành cho vận động viên, người chơi bóng bàn
- Thực phẩm cần thiết cho vận động viên bóng bàn, người chơi
- Tiêu chí chọn vợt bóng bàn tốt, cách vệ sinh vợt bóng bàn đúng chuẩn
- Kỹ thuật giao bóng bàn đúng chuẩn, có độ xoáy
- 7 lỗi kỹ thuật người mới chơi bóng bàn hay mắc phải, cách khắc phục
- 9 lý do tại sao bóng bàn là môn thể thao tuyệt vời nhất trên thế giới
- Chiến thuật bóng bàn: để đánh bại một người chơi đẩy
- Xử lý ra sao khi bị chấn thương khớp, chấn thương xương khi chơi bóng bàn
- Chấn thương phần mềm thường gặp khi chơi bóng bàn và cách xử lý
- Tìm hiểu kỹ thuật chặn bóng trong môn bóng bàn
- Bài học cơ bản: Cách cầm vợt, tư thế, vị trí sẵn sàng khi chơi bóng bàn
- Nỗ lực tuyệt vời của VĐV khuyết tật chơi bóng bàn bằng miệng
Các tin khác
-
Pickleball môn thể thao tương thích với người Việt
Tập thể dục thể thao tăng cường sức khoẻ, bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh đã trở thành thói quen của người dân Việt Nam trong những thập niên qua. -
Teqball môn thể thao tăng cường sức khoẻ sự linh hoạt
Thời đại mới với rất nhiều loại hình thể thao giúp tăng cường sức khoẻ trong đó Teqball môn thể thao tổng hợp đòi hỏi nhanh nhẹn khéo léo, sự phối hợp khoa học, nhịp nhàng của người chơi. -
Luật thi đấu Đá cầu mới nhất
Luật thi đấu Đá cầu theo quyết định số 335/QĐ-UBTDTTquy định thời gian thi đấu, sân, trọng tài, luật đấu, vị trí đấu thủ, cách tính điểm v.v. -
Luật thi đấu cầu mây chính thức
Luật thi đấu Cầu mây theo quyết định số 2087/QĐ-UBTDTT quy định thời gian thi đấu, sân, lỗi, trọng tài, luật đấu, cách tính điểm v.v. -
Luật cử tạ chính thức
Luật cử tạ quy định các khái niệm trong bộ môn, Luật chi tiết đối với giải vô địch trong nước, thế giới. luật kỹ thuật, các lỗi, trọng tài, khiếu nại v.v -
Luật đấu vật chính thức
Luật đấu Vật theo quyết định số số 1509/QĐ-UBTDTT quy định thể thức thi đấu, trọng tài, cách tính điểm, khảm đấu, khiếu nại v.v. -
Luật thi đấu Boxing chính thức
Luật thi đấu Boxing quy định về võ đài, các thủ tục đăng ký, quy định về găng đấu, trang phục, y tế, cách bốc thăm, hiệp đấu, trọng tài, khiếu nại v.v -
Luật thi đấu cầu lông
Luật thi đấu Cầu lông theo quyết định số 1154/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 06 năm 2006 quy định các khái niệm, sân, cầu, vợt, giao cầu, thi đấu đơn, thi đấu đôi, các lỗi, trọng tài v.v. -
Luật thi đấu bóng rổ chính thức
Quyết định số 1185/QĐ-UBTDT ngày 10 tháng 6 năm 2005 về việc ban hành luật thi đầu bóng rổ gồm 2 phần 8 chương và 50 điềuđược áp dụng trong các cuộc thi đấu Bóng rổ từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại Việt Nam. -
Luật thi đấu bơi lội
Luật thi đấu bơi lội quy định tổ chức, khiếu nại, trọng tài, tư cách vận động viên, kiểm tra doping, luật bơi cho từng bộ môn bơi v.v.