Họa mi: Tập tính sinh sống, mùa giao phối của họa mi

7/24/2018 11:12:00 AM
Chim họa mi ở môi trường tự nhiên thích sinh hoạt đơn độc và ẩn mình trong các lùm cây bụi cỏ. Do bản tính nhút nhát, rất sợ người nên chỉ cần một tiếng động nhỏ chim họa mi sẽ bay hay ẩn mình khuất bóng

 

Tập tính sinh sống

Chim họa mi ở môi trường tự nhiên thích sinh hoạt đơn độc và ẩn mình trong các lùm cây bụi cỏ. Do bản tính nhút nhát, rất sợ người nên chỉ cần một tiếng động nhỏ chim họa mi sẽ bay hay ẩn mình khuất bóng. Họa mi có đôi cánh ngắnbầu tròn nên sức bay lượn yếu nên họa mi không bay cao và bay xa được.

Do bản tính họa mi thích đấu đá bằng sức mạnh để chiếm đoạt, hay giữ lãnh địa. Do đó, tác phong chủ yếu của chúng là kiêu hãnh, luôn muôn tranh quyến làm chủ. Họa mi trong rất háu đá, nên quyết loại đối thủ và kể cả các loại chim khác khỏi vòng chiến. Ở môi trường sinh sống tự nhiên họa mi thường dùng vũ lực để bảo vệ tình nhân, nơi xây tổ ấm hay vùng đất đang kiếm ăn. Khi có bất kỳ con chim thứ ba nào xâm nhập vào lãnh địa của chúng, không cần phải đấu hót dài. Mặc dù cùng uống nước chung một con sống, một dòng suối, chúng cũng phân chia ranh giới rất rạch ròi. Vì đặc tính hiếu chiến của chim này, nên có thể gọi chúng là “anh hùng điểu”.

Mùa giao phối chim họa mi:

Đối với các chim họa mi trưởng thành mỗi năm vào tiết trời khoảng từ tháng 4 – 7. Chúng thường giao phối vào lúc trời hừng sáng, sau đó, chúng tiến hành xây ổ. Ổ của họa mi được xe kết bằng tre trúc, cỏ khô, nhánh tùng.. xây thành hình dáng cái ly hoặc hình trụ tròn chim thường chọn đặt ổ trong bụi cỏ rậm ở mặt đất hoặc khoảng nhánh của cây nhỏ.

Họa mi là giống chim rất chung thủy, trống mái lúc nào cũng sống cận kề nhau như hình với bóng, chẳng khác gì chim Bồ câu vốn nổi tiếng là chung tình.

Mỗi mùa giao phối một cặp chim có thể đẻ vài ba lứa. Hễ lứa này con chim sắp ra ràng thì chim mẹ đã đẻ tiếp lứa sau… Chúng ấp hơn hai tuần, nuôi con khoảng gần bốn tuần là xong một lứa. Mỗi lứa chim đẻ khoảng ba bốn trứng (chim tơ số trứng nhiều hơn), và số con nở không chừng, có thể vài ba con. Và khi chim con đã bay thành thạo thì chúng lẻ bầy, mỗi con tự lo kiếm sống một nơi…

Trứng chim họa mi có màu đá quý xanh sẫm, xanh lục hoặc xanh lam nhợt, có lúc điểm phớt những chấm sọc. Mỗi ổ chúng đẻ từ 3 – 5 trứng. Mỗi cặp họa mi trưởng thành, 1 năm có thể ấp được từ 2 – 3 lứa chim con.

Khi chim con mới nở ra không đủ ngày thì lông măng chưa mọc đủ, chưa rời ổ; đến khi lông chim con mọc dầy đều chim có thể rời ổ, gọi là chim “lông tơ”. Từ giai đoạn “lông tơ” đến năm thứ hai, sau khi chim đã thay lông được gọi là chim “lông đủ”. Sau 2 năm, họa mi trưởng thành gọi là “lông già”. Khoảng thời kỳ từ lúc chim còn ở trong ổ, lông tơ, lông đủ suốt trong ba giai đoạn này đều gọi chung là chim con.

Trong giai đoạn chim con, chúng hiền lành, dễ dàng thuần dưỡng, nhưng tiếng hót ngắn, không giống như giọng cất cao lanh lánh lúc trưởng thành. Chim ở giai đoạn “lông già” tức chim đã trưởng thành thường hay nóng nảy, luôn dao động, cho nên khó thuần dưỡng. Nhưng nếu sau khi luyện chúng hót được thì chúng dễ dàng đưa giọng hót của chúng hay hơn. Ngoài thời kỳ thay lông thì suốt bốn mùa họa mi luôn cất tiếng hót lanh lảnh vang dội.

Thức ăn cho họa mi

Họa mi sống ngoài thiên nhiên thức ăn chủ yếu là côn trùng. Trong môi trường nuôi nhốt người nuôi nên cho chim tập cho chung ăn thức ăn riêng. Nếu chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Nhưng hãy nhớ không nên thay đổi thức ăn đột ngột vì chim họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ nên dễ bị suy và thường dẫn đến việc thay lông

Lưu ý: Thức ăn có hiện tượng nấm mốc cần bỏ ngay khônng cho chim ăn. Tránh pha chế thưc ăn mặn. Họa mi thích ăn đạm động vật: nuôi họa mi hằng ngày nên bổ sung cào cào, sâu tươi cho chim, có thể là trứng kiến, cá con, tôm tép, thịt bò vụn...

Suckhoecuocsong.vn (TH)

Các tin liên quan

Các tin khác