Hậu quả khôn lường khi tiêm filler mũi
Hậu quả khôn lường khi tiêm filler mũi
Trước khi tiêm filler mũi cần lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, việc sử dụng filler rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, quy trình tiêm filler đảm bảo khử khuẩn, bác sĩ thực hiện có chuyên môn nếu không sẽ gặp phải những hậu quả sau.
Filler được biết đến với tên gọi khác là chất làm đầy, có cấu trúc dạng gek có thành phần chính là HA (Acid Hyaluronic). Đây là một trong những phương pháp làm đẹp được đánh giá khá an toàn so với các phương pháp làm đẹp trước đó. Filler có khả năng tự tiêu chỉ sau 9-12 tháng sau đó sẽ được đào thải hoàn toàn ra ngoài không gây bất kỳ phản ứng bất thường nào nếu đảm bảo các yếu tố như: chất lượng filler chuẩn, kỹ thuật tiêm chính xác, quy trình tiêm filler đảm bảo khử khuẩn,….
Dù được cơ quan FDA chứng nhận về độ an toàn và được BYT cho phép thực hiện thế những tiêm filler mũi vẫn có thể gây ra tác dụng phụ và cả các biến chứng thẩm mỹ nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo số liệu thống kê có tới % các ca biến chứng tiêm filler mũi đã từng sử dụng dịch vụ filler giá rẻ tại các cơ sở không phép, người thực hiện tiêm filler không phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, không được đào tạo về tạo hình – thẩm mỹ hoặc da liễu, không có đủ kiến thức về filler, không được đào tạo về kỹ thuật tiêm; sử dụng filler không đảm bảo chất lượng, hàng không được cấp phép lưu hành, filler nhái…Hay có tới17% biến chứng tiêm sau tiêm filler mũi là do tự tiêm tại nhà. Nhưng tỷ lệ biến chứng tiêm filler mũi ở các cơ sở y tế được cấp phép thường thấp hơn rất nhiều, chỉ khoảng từ 1-3% tổng số ca nguyên nhân chủ yếu do cơ địa, chăm sóc sau tiêm filler
Hậu quả gặp phải sau tiêm filler có thể xảy ra sớm hoặc muộn, nếu nhanh thì sẽ xuất hiện sau vài ngày sau tiêm filler, muộn thì có thể 1 tháng hoặc vài năm sau tiêm filler. Hậu quả có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, nhan sắc, tâm lý, kinh tế cũng như sức khỏe.
Những biến chứng tiêm filler mũi thường gặp nhất
Biến chứng tiêm filler mũi do chất lượng sản phẩm
Filer kém chất lượng, giá rẻ đang được bán tràn lan, không tem mác, không rõ thành phần, không rõ hạn sử dụng và không được cấp phép lưu hành công khai…
Khi sử dụng filler này chúng không có khả năng tự phân huỷ, tồn tại mãi mãi trong cơ thể sau khi được tiêm. Thời gian càng về sau filler kém chất lượng sẽ ngấm vào mô, gây viêm tấy, tạo viêm, kích ứng, nhiễm khuẩn, xơ, loét…
Tiêm filler mũi bị biến chứng do kỹ thuật tiêm
Các bác sĩ thực hiện không phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, không được đào tạo về tạo hình – thẩm mỹ hoặc da liễu, không có đủ kiến thức về filler, không được đào tạo về kỹ thuật tiêm, không nắm rõ giải phẫu da, không xác định được vị trí tiêm an toàn sẽ dễ tiêm chèn vào mạch máu gây cản trở lưu thông máu ở những khu vực da tiêm filler. Một số trường hợp filler bị đưa nhầm vào các mạch máu khiến cho tắc mạch khiến máu không thể lưu thông dẫn đến nhồi máu não, tắc mạch máu ở da gây hoại tử da, tắc mạch võng mạc gây mù, …
Nếu thuật tiêm filler không đảm bảo vô khuẩn, vô trùng tuyệt đối sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ tiêm filler. Các nhiễm trùng sau tiêm filler thường sẽ phát triển theo xu hướng tăng dần, lan lan tỏa theo các đường chọc kim trong quá trình tiêm và ảnh hưởng đến diện tích da rộng hơn gây nguy hiểm đến sức khỏe, thẩm mỹ, tâm lý
Tiêm filler mũi biến chứng do có sự lạm dụng
Tiêm filler với lượng vượt ngưỡng mức cho phép và tiêm liên tục chỉ trong một thời gian ngắn khiến cho mũi bị biến dạng, tiêm filler mũi bị tràn và chèn tắc mạch máu, gây nguy hiểm đến tính mang,…
Phòng tránh hậu quả tiêm filler mũi
+ Nên tìm hiểu kỹ các cơ sở thẩm mỹ trước khi thực hiện tiêm filler, các cơ sở có đầy đủ các chuyên khoa như gây mê - hồi sức, trang thiết bị, phẫu thuật viên được đào tạo bài bản và chuyên sâu về thẩm mỹ.
+ Lựa chọn chất tiêm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được cấp phép sử dụng từ các cơ quan Y tế, hạn sử dụng filler
+ Tránh sử dụng filler giá rẻ và luôn lựa chọn sản phẩm được lưu hành công khai.
+ Nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tránh sử dụng bia rượu để tránh biến chứng tiêm filler mũi xảy ra
+ Chỉ thực hiện tiêm filler với bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao, được cấp phép hành nghề, được đào tạo về tạo hình – thẩm mỹ hoặc da liễu
+ Tuyệt đối không dùng chung dụng cụ tiêm filler với người khác và cũng không tiêm nâng mũi khi vùng mũi đang có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
+ Không nên tiêm filler mũi quá nhiều lần trong thời gian ngắn, thời gian tiêm dặm có thể là từ 6-12 tháng tuỳ theo tốc độ tan của filler sau khi tan…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những lưu ý quan trọng cần nhớ trước khi tiêm filler môi
Tiêm chất làm đầy, filler, biến làm đẹp thành thảm họa chết người
Tiêm filler những vấn đề nhất định bạn phải quan tâm
Quy trình tiêm filler môi chuẩn, ưu và nhược điểm
Những biến chứng có thể gặp khi tiêm filler môi cần biết
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- 'Nữ hoàng dao kéo' tiết lộ kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ
- Chăm sóc trước và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ độn cằm
- BTC Hoa hậu Đại Dương: Ngân Anh đã báo cáo từng phẫu thuật thẩm mỹ
- Mỹ nhân Việt ‘biến hóa’ hoàn toàn sau phẫu thuật thẩm mỹ họ là ai
- Công khai loạt ảnh phẫu thuật thẩm mỹ, cô gái người Hà Nội khiến cộng đồng sửng sốt
- Phẫu thuật thẩm mỹ hủy hoại nhan sắc đẹp chuyện khó tin
- Những 'sao nữ có khuôn mặt cứng đờ' sau khi phẫu thuật thẩm mỹ
- Mất mạng khi phẫu thuật thẩm mỹ ở Thái Lan
Các tin khác
-
5 bí quyết chăm sóc da vào buổi sáng giúp da căng mịn, săn chắc da
Vào buổi sáng hãy duy trì 5 bí quyết chăm sóc da cơ bản dưới đây làn da sẽ luôn căng mịn, tràn đầy sức sống. -
Top 4 hoạt chất chống lão hóa da phụ nữ từ 40 tuổi nên dùng
Để phòng ngừa lão hóa da, giảm các nếp nhăn, trẻ hóa làn da phụ nữ bước sang tuổi 40 hãy thường xuyên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa 4 hoạt chất có lợi dưới đây. -
Bật mí mẹo hay bảo vệ da trong mùa lạnh
Để bảo vệ da trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, tránh tình trạng kích ứng, nổi mẩn đỏ da chúng ta hãy áp dụng các mẹo hay dưới đây. -
Nên thoa lotion bằng tay hay bằng bông khi chăm sóc da
Khi chăm sóc da nên thoa lotion bằng tay hay bằng bông để giúp da hấp thu các dưỡng chất từ đó da trở nên khỏe mạnh, tươi sáng hơn -
Bí quyết trị mụn trứng cá, dưỡng sáng da từ sữa chua
Làn da trở nên săn chắc, đàn hồi, sang trở nên sáng mịn hơn, các nốt mụn trứng cá cũng cần bị biến mất hãy áp dụng 5 công thức làm đẹp dưới đây từ sữa chua, dễ dàng thực hiện tại nhà. -
Bật mí cách cấp ẩm cho da từ mật ong cực hay
Mật ong không chỉ giúp hỗ trợ điều trị mụn mà còn là chất dưỡng ẩm tự nhiên cho da giúp cải thiện tình trạng da khô, da bong tróc, kích ứng. Bài viết dưới đây sẽ bật mí một số công thức hay giúp cấp ẩm cho da từ mật ong. -
Mẹo hay giúp bảo vệ da trước và sau khi nặn mụn trứng cá
Để bảo vệ da khỏi những tổn thương hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây trước và sau khi tiến hành nặn mụn trứng cá trên da. -
Có nên bóc da môi khi môi khô, bong tróc?
Mùa đông khiến môi trở nên khô, bong tróc nên nhiều người có thói quen bóc da trên môi. Vậy bóc da môi nhiều có ảnh hưởng đến môi không, làm thế nào để ngăn ngừa môi khô? -
Bật mí công thức hay dưỡng da từ lá bạc hà
Lá bạc hà có tính kháng khuẩn cao cùng nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho da, khi kết hợp với một số nguyên liệu tự nhiên khác sẽ giúp loại bỏ mụn trứng cá, se khít lỗ chân lông, da trở nên mịn màng hơn. -
3 công thức nước chanh giúp da sáng hồng, giảm mỡ hiệu quả
Uống nước chanh pha theo 3 công thức này sẽ giúp da sáng hồng, giảm thâm nám, giảm mỡ bụng, dáng thon gọn hơn.