Điều trị những bệnh chào mào hay mắc phải
Để giúp người chơi chim biết cách phòng và trị bệnh cho chào mào, các bạn nên lưu ý những bệnh dưới đây.
Bệnh viêm phổi ở chim chào mào
Nguyên nhân: Do chim chào mào bị nhiễm lạnh, cơ thể suy nhược.
Triệu chứng: Chim xù lông, thở gấp, chậm chạp, hay ngáp và rảy mỏ (lắc đầu) và chảy nước mũi.
Điều trị: Tủ áo lồng để nơi kín gió. Bổ sung thêm vitamin cho chim. Cho chim uống thuốc phổi của gà con.
Ngộ độc ở chào mào
Nguyên nhân: Đa dạng có thể do ăn phải trái cây có thuốc sâu, cám ớ chất chống ẩm trong cám, cám mốc, sâu chết, nước bẩn….cào cào dính thuốc v.v.
Triệu chứng: Chim xù lông, cử động chậm chạp, run chân, cánh xệ xuống, lưng nhọn lên, đi ỉa phân lỏng và có nhầy xanh. Bị đi phân lỏng do vi khuẩn thì chim đi lỏng dai dẳng kinh niên rất khó trị.
Điều trị: Khi xác định là chim bị đường ruột, việc đầu tiên là phải tìm hiểu nguyên nhân do đâu. Nếu xác định được không phải do vi khuẩn thì trước hết phải điều trị triệu chứng để hạn chế sự mất nước cho chim cái đã – bằng cách cho uống nước trà, cho ăn chuối tây (chuối cúng) vừa chín tới, cho uống nước lá ổi non, lá cỏ xước, lá cây cộng sản (một trong các loại trên, giã nát hòa lấy nước, lọc lại cho chim uống) … điều chỉnh chế độ vệ sinh, ăn uống – chim sẽ mau hồi phục lại.
Nếu chim bị đường ruột do vi khuẩn thì bạn phải cho chim uống nước oresol như chữa cho người vậy – để hạn chế mất nước. Chim bị vi khuẩn đường ruột thì cần phải uống thuốc kháng sinh, cách tốt nhất có thể là ra hiệu thuốc thú y mua thuốc của gà con về cho chim uống.
Bệnh tiêu chảy ở chim chào mào:
Dấu hiệu: Chim đi phân loãng, phân ướt, phân nát. Làm chim mất nước và yếu dần, có thể bỏ ăn.
Nguyên nhân: Do thay đổi cám, ăn thức ăn có độ nóng và đạm cao, ăn trái cây chứa nhiều nước, nhiễm khuẩn.
Phòng và trị bệnh: Vệ sinh lồng cóng sạch sẽ, hạn chế thay cám cho chim, nếu thay cám thì phải biết điều cám cho chim quen dần với cám mới, không nên cho chim ăn trái cây có nhiều nước quá nhiều.
Cho chim ăn chuối mốc (chuối tây) hoặc là trái hồng xiêm chọn trái gần chín còn mủ. Cho chim uống nước chè xanh thay nước. Hoặc là cho chim ăn dứa thay cho uống nước. Cho ăn cho đến khi hết bệnh, thường 2 đến 3 ngày là hết.
Bệnh trúng gió ở chào mào:
Dấu hiệu: Chim không đậu được, chỉ đứng dưới đáy lồng, di chuyển khó khăn hoặc không thể di chuyển được.
Nguyên nhân: Do chim bị trúng gió độc, do treo chim ở hướng gió lùa, thời tiết thay đổi đột ngột.
Phòng và trị bệnh: Treo chim tránh chỗ có hướng gió lùa. Vì chim không di chuyển được nên tháo cầu ra, cho thức ăn, nước xuống dưới đáy lồng cho chim ăn và uống,. Dùng dầu gió bôi vào dưới nách 2 cánh chim và dưới chân chimtreo chim ở hướng không có gió lùa. Có thể dùng kim loại bằng bạc như: dây chuyền, mặt dây chuyền, lắc đeo tay,.., bôi ít thôi tránh làm chim bị cay, nóng.
Bệnh bại chân ở chim chào mào:
Dấu hiệu: Chim đứng không được, bay nhảy khó khăn, nhảy được 1 chân và hay co chân
Nguyên nhân: Thời tiết, lồng mất vệ sinh, bị chuột cắn, mèo cắn, chấn thương Do tật bẩm sinh (bẩm sinh thì không trị được).
Phòng và trị bệnh: Dọn dẹp chuồng nuôi sạch sẽ, treo lên cao tránh chuột, mèo cắn.
Cho chim ăn cơm nóng, lấy hết thức ăn ra để cho chim đói khoảng 2 – 3 giờ, rồi cho cơm nóng vào, nếu chim không chịu ăn thì bắt ra đút cho chim ăn.
Bị liệt ở chào mào:
Nguyên nhân: Bị chuột cắn, con vật khác tấn công, trúng gió, chế độ ăn thiếu chất
Triệu chứng: chim bị không cử động được, chân hoặc cánh, nhẹ thì một bên, “bán thân bất toại”; nặng thì “toàn thân bất động”.
- Điều trị: Tìm nguyên nhân để phòng tránh. Nếu bị tấn công do chuột thì phải để nơi không có chuột, trúng gió thì điều trị giống như trên….nói chung là tìm tác nhân gây bệnh để phòng. Hạn chế tối đa vận động của chim, có thể hạ thật thấp cầu xuống, cho cóng nước, cóng cám gần nhau, nuôi lồng chật … và bổ sung thêm vitamin tổng hợp cho chim.
Bệnh ho gió ở chim chào mào:
Dấu hiệu: Chim lâu lâu kêu vài tiếng ” chắt chắt ” .Làm cho chim khó thở và lười hót
Nguyên nhân: Do thay đổi vùng miền, thời tiết, hoặc ăn các loại cám bột làm dính vào mũi chim.
Phòng và trị bệnh ở chim chào mào:Nên cho chim ăn cám dạng hạt nhỏ, tránh treo chim ở nơi gió lùa, vào mùa lạnh, mưa cho chim tắm ít hơn. Còn vấn đề thời tiết thì khó tránh khỏi.
Cho 1 – 2 giọt mật ong vào cho chim uống, qua ngày thì đổi nước, cho chim uống nước chè. Cho ăn cam, hoặc thái hành tím cho vào vải mùng rồi bỏ vào lồng. Khoảng 3 ngày chim sẽ khỏi, nếu bệnh nặng hơn nữa thì anh em ra tiệm chim cảnh, hoặc tiệm thuốc thú y mua thuốc ENROFLOCIN nhỏ 3 giọt vào nước cho chim uống.
Hi vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích cho các bạn nhất là những người mới nuôi biết nguyên nhân và cách trị bệnh cho chim chào mào.
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin liên quan
- Nuôi chim yến mang lại lợi ích, tác hại gì?
- Kinh nghiệm nuôi chim yến con khỏe mạnh, đạt tỷ lệ cao
- Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến
- Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất
- Có nên lắp tổ giả trong nhà nuôi chim yến?
- Điều cần nhớ khi chọn ván gỗ làm tổ cho nhà nuôi chim yến
- Hướng dẫn cách làm thức ăn nuôi chim yến chuẩn
- Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn nuôi chim bồ câu
- Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim cu gáy khỏe mạnh, dạy chim gù chào hay
- Người trong nghề nuôi chim tiết lộ cách phân biệt chim cu gáy trống, chim cu gáy mái
- Những vấn đề cần quan tâm trước khi quyết định nuôi chim
- Cách nuôi chim chào mào khỏe mạnh, tắm cho chào mào như nào là tốt nhất
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.