Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ: Cơ chế hoạt động của máy CPAP
Cơ chế ngưng thở khi ngủ diễn ra như thế nào?
Nếu thư giãn quá mức, các cơ vùng hầu họng sẽ chùng xuống, làm xẹp và nghẹt đường hô hấp. Lúc đó cơ thể vẫn có cử động hô hấp, nhưng không khí không đi vào được trong phổi. Hiện tượng đó gọi là Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.
Máy khí áp lực dương CPAP hoạt động như thế nào?
CPAP là chữ viết tắt của Continuous Positive Airway Pressure, nghĩa là Khí áp lực dương liên tục.Khi bạn ngủ, CPAP cung cấp không khí ở áp suất vừa đủ cao để ngăn chặn sự sụp đổ của đường thở. Không khí có áp suất được cung cấp thông qua một mặt nạ bịt kín miệng hoặc mũi của bạn. Điều này cho phép bạn thở mà không cần cố gắng nhiều, ngủ mà không bị tỉnh giấc liên tục.
Một số người yêu cầu áp lực khác nhau trong chu kỳ hít vào và thở ra để giúp họ thở bình thường hoặc thoải mái hơn. Có nhiều loại mặt nạ. Nếu một loại mặt nạ hoặc máy không thoải mái, hãy hỏi bác sĩ để được các lựa chọn khác.
Máy thở CPAP là máy tạo ra khí áp lực dương liên tục, dùng để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ.Máy CPAP không thở cho bạn. Bạn có thể tự thở vào và thở ra bình thường.
Máy thở CPAP là loại máy thở không xâm lấn. Nghĩa là bệnh nhân không phải đặt ống thở nội khí quản khi sử dụng. Điều này giúp bệnh nhân thoải mái hơn so với máy thở xâm lấn. Máy CPAP được sử dụng cho cá nhân điều trị tại nhà.
Thành phần cấu tạo
Một bộ máy CPAP thường bao gồm 4 thành phần:
+ Thân máy chính:
Chứa động cơ và mạch điều khiển; tạo ra khí áp lực dương liên tục.
+ Bộ phận tạo ẩm:
Chứa hộp nước, bộ phận đun nóng, các cảm biến; điều chỉnh nhiệt độ và đô ẩm cho không khí.
+ Ống dẫn khí:
Dẫn khí đến mặt nạ.
+ Mặt nạ:
Tạo không gian kín để dẫn khí vào đường hô hấp.
Ngoài các thành phần chính, bộ máy cpap thường có các thành phần phụ khác như: màn hình để hiển thị thông tin, bộ nhớ và thẻ nhớ để lưu trữ kết quả, lọc bụi đường khí vào, các cổng truyền tín hiệu…
Tính năngmáy thở CPAP
Hiện nay, các máy thở CPAP đều được thiết kế để có thể hoạt động hoàn toàn tự động, gọi là Auto CPAP hay APAP. Nhưng do thói quen, những máy tự động vẫn có thể được gọi chung là máy thở CPAP.
Những tính năng chính thường có của máy thở CPAP:
+ Điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ:
Máy sử dụng nước để tạo độ ẩm cho khí hít vào, đồng thời gia nhiệt cho không khí ấm hơn. Người dùng có thể điều chỉnh độ ẩm hoặc nhiệt độ theo ý muốn, hoặc để máy tự động điều chỉnh.
+ Thuật toán điều trị tự động:
Tự động phát hiện các sự kiện của ngưng thở trong lúc ngủ (ngáy, giảm thở, ngưng thở…). Tự động thay đổi áp lực khí đủ để hồi phục đường thường, giúp đường thở thông suốt. Khi không có các sự kiện ngưng thở, áp lực khí sẽ giảm dần.
+ Giảm áp lực lúc thở ra:
Do máy liên tục thổi khí vào đường hô hấp, nên lúc thở ra sẽ có chút cản trở so với bình thường. Nên tính năng này sẽ phát hiện lúc người dùng thở ra, và giảm áp lực khí xuống bớt, để thở ra nhẹ nhàng hơn.
Thời gian điều trị chứng ngưng thở khi ngủ
Chỉ sử dụng máy thở CPAP khi đi ngủ.
Theo khuyến cáo của Hội y học giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM), để đạt kết quả điều trị tốt, mỗi đêm nên sử dụng máy tối thiểu 4 giờ và mỗi tháng có tối thiểu 70% số ngày sử dụng.Triệu chứng ngưng thở tắc nghẽn chỉ xảy ra khi đang ngủ, do đó chỉ sử dụng máy mỗi khi đi ngủ. Việc sử dụng máy trong suốt thời gian ngủ, thường xuyên mỗi đêm sẽ cho kết quả tốt nhất.Hiệu quả điều trị bằng máy thở CPAP sẽ thấy rõ sau vài ngày sử dụng. Tuy nhiên, việc điều trị là lâu dài và liên tục, nên người sử dụng cần kiên trì tuân thủ.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Liệu pháp thở áp lực dương liên tục (CPAP): điều trị chứng ngưng thở khi ngủ
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Những câu hỏi bạn cần hỏi bác sĩ
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Yếu tố rủi ro, triệu chứng, nguyên nhân
- Chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ thể như thế nào?
- Mỹ phát minh ra miếng dán điện tử phát hiện chứng ngưng thở khi ngủ
Các tin khác
-
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng. -
Ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ vi sinh đường ruột
Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh nguy hiểm mà còn tốt cho hệ vi sinh đường ruột -
Các bài tập thể thao giúp tăng cường hệ miễn dịch
Để tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh ngoài việc thiết lập chế độ ăn lành mạnh hãy tập luyện các bài tập thể thao dưới đây giúp củng cố hệ miễn dịch, có lợi cho sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa các bệnh xương khớp hiệu quả. -
Các thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho hệ miễn dịch
Những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp củng cố hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh. -
Những thực phẩm lên men giúp tăng cường hệ miễn dịch tốt
Tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột bằng cách bổ sung các thực phẩm lên men (probiotic). -
Bảo vệ hệ miễn dịch, sức khỏe đường ruột nên kiêng thực phẩm nào
Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột nên tránh ăn những loại thực phẩm dưới đây. -
Nên ăn thực phẩm gì để tốt cho hệ miễn dịch, sức khỏe đường ruột
Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, tốt cho sức khỏe đường ruột, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ bên ngoài, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nên ăn thường xuyên những loại thực phẩm nào? -
Top các loại trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, lợi cho đường ruột
Để tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung vitamin, khoáng chất, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hãy ăn thường xuyên những loại trái cây dưới đây. -
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh
Để tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các mầm bệnh, vi khuẩn, virus chúng ta hãy cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bổ sung các lợi khuẩn, hạn chế các hại khuẩn có cơ hội phát triển, thiết lập chế độ ăn lành mạnh.