Chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ thể như thế nào?
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng hơi thở liên tục bị ngừng lại trong khi ngủ. Khi điều này xảy ra cơ thể sẽ đánh thức bạn để thở trở lại. Những giấc ngủ bị gián đoạn nhiều lần sẽ khiến bạn không thể ngủ ngon, cảm thấy mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau.
Tuy nhiên, chứng ngưng thở khi ngủ không chỉ khiến bạn buồn ngủ. Khi không được điều trị, nó có thể góp phần gây ra bệnh tim, tiểu đường và các nguy cơ sức khỏe lâu dài khác.
Ngưng thở khi ngủ xảy ra khi đường thở bị tắc hoặc bị xẹp vào ban đêm.
Mỗi khi nhịp thở khởi động lại, bạn có thể phát ra tiếng ngáy lớn đánh thức cả bạn và người bên cạnh.
Nhiều tình trạng sức khỏe có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ, bao gồm béo phì, huyết áp cao. Những tình trạng này, cùng với việc thiếu ngủ, có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác trên cơ thể.
Hệ hô hấp
Chứng ngưng thở khi ngủ làm cơ thể thiếu oxy, bệnh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Bệnh nhân có thể thấy mình hụt hơi hoặc khó tập thể dục hơn bình thường.
Hệ thống nội tiết
Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có nhiều khả năng bị kháng insulin, tình trạng các tế bào không phản ứng tốt với hormone insulin. Khi các tế bào không hấp thụ insulin như bình thường, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và bệnh nhân có thể phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Ngưng thở khi ngủ cũng có liên quan đến hội chứng chuyển hóa, một nhóm các yếu tố nguy cơ bệnh tim bao gồm huyết áp cao, mức cholesterol LDL cao, lượng đường trong máu cao và vòng eo lớn hơn bình thường.
Hệ thống tiêu hóa
Chứng ngưng thở khi ngủcó thể khiến bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ, sẹo gan, nồng độ men gan cao hơn bình thường.
Ngưng thở cũng có thể làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng, các triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), có thể làm gián đoạn giấc ngủ nhiều hơn.
Hệ tuần hoàn và tim mạch
Ngưng thở khi ngủ có liên quan đến béo phì, huyết áp cao, làm tăng sức căng cho tim. Bệnh nhân bị chứng ngưng thở khi ngủ, có nhiều khả năng bị nhịp tim bất thường, chẳng hạn như rung nhĩ, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Suy tim cũng phổ biến hơn ở những người bị chứng ngưng thở khi ngủ.
Hệ thần kinh
Một loại chứng ngưng thở khi ngủ, được gọi là chứng ngưng thở khi ngủ trung ương, gây ra bởi sự gián đoạn các tín hiệu của não cho phép bệnh nhân thở. Chứng ngưng thở khi ngủ này cũng có thể gây ra các triệu chứng thần kinh như tê và ngứa ran.
Hệ thống sinh sản
Chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm giảm ham muốn quan hệ tình dục. Ở nam giới, nó có thể góp phần gây rối loạn cương dương, ảnh hưởng đến khả năng sinh con.
Các hệ thống khác
Các triệu chứng thông thường khác của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:
+ Khô miệng hoặc đau họng vào buổi sáng
+ Đau đầu
+ Khó chú ý
+ Cáu gắt
Chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ hàng đêm, khiến người bệnh có nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng tuy nhiên vẫn có cách để kiểm soát chúng.
Các phương pháp điều trị, chẳng hạn như áp lực đường thở dương liên tục (CPAP), các thiết bị răng miệng, giúp giữ oxy chảy vào phổi khi ngủ. Giảm cân cũng có thể cải thiện các triệu chứng ngưng thở khi ngủ đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ: Cơ chế hoạt động của máy CPAP
- Liệu pháp thở áp lực dương liên tục (CPAP): điều trị chứng ngưng thở khi ngủ
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Những câu hỏi bạn cần hỏi bác sĩ
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Yếu tố rủi ro, triệu chứng, nguyên nhân
- Mỹ phát minh ra miếng dán điện tử phát hiện chứng ngưng thở khi ngủ
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.