Những điều nhất thiết phải biết khi nuôi chó
Trước khi quyết định nuôi một chú chó bạn không thể không tìm hiểu về tính cách cũng như cách để chăm sóc chúng tốt nhất. Hãy cũng suckhoecuocsong.com.vn điểm lại những điều quan trọng nhất trước khi mang một chó cún về nhà. Nắm rõ những điều này sẽ giúp bạn không hoang mang khi bắt đầu chăm một chú chó cún
1. Cần chuẩn bị những gì khi đem cún về nhà:
Thông thường, với các bé khoảng 2 tháng tuổi, đã được tiêm ngừa lần 1, có “Sổ sức khoẻ” đầy đủ, không bị bệnh ngoài da, ăn khoẻ, lanh lợi thì không cần gì phải lo lắng. Nếu các bé chưa được tiêm ngừa thì trong một vài ngày đầu đem chó về nhà, bạn nên chọn một BS Thú Y có kinh nghiệm, tâm huyết, nhiệt tình để khám sức khoẻ tổng quát, hẹn ngày tiêm ngừa & cấp “Sổ Sức Khoẻ” cho bé
Lưu ý: Các bạn cần chọn các Bác Sĩ thú y có kinh nghiệm, phòng khám uy tín, giá thành hợp lý để kiểm tra, khám chữa bệnh cho chó. Tránh đến những nơi quá sang trọng, phòng khám hiện đại. Những nơi này có thể Cơ sở vật chất tốt nhưng kinh nghiệm & tay nghề bác sĩ chưa chắc đã bằng những nơi khác mà chi phí khám chữa bệnh lại cao
Các phòng khám chữa bệnh uy tín tại TP.HCM:
Phòng mạch Thú Y BS. Bùi Văn Sơn - 08 38957483 (8-11g, 15-18g, CN- lễ: 8-11g)
50 Trần Phú Cương, P.5, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
2. Phòng mạch Thú Y BS. Nguyễn Hoàng Hải - 0903. 913 231 (8-11.30g, 14-19g, CN-lễ: 8-10.30g) 224 Huỳnh Văn Bánh, P.11, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM
3. Phòng mạch Thú Y BS. Hoà - 0903.671.586 (7.30-12g, 14-19g hàng ngày) - 207B Bãi Sậy, P.4, Q.6, TP. HCM
Tại Hà Nội
Bạn có thể ra phố Trường Chinh là nơi buôn bán chó mèo và cung cấp các dịch vụ chăm sóc chó mèo hoặc các địa chỉ uy tín sau:
1.Phòng khám chữa bệnh chó mèo Hanvet: - 84 3868 7201 Đc: Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
2. Trung tâm điều trị thú y đa khoa iVET, Đc: 468 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội.
3. Trạm cứu hộ chó mèo tại Hà Nội
- Chuẩn bị chu đáo chỗ ở chó cún: thông thoáng, khô ráo, mát mẻ vào mùa hè & ủ ấm vào mùa đông. Có chỗ ngủ, vệ sinh cố định (sẽ càng tốt nếu có chỗ cho các bé tắm nắng từ 7-8h sáng). Cần cất dọn những đồ vật nhỏ, sắc nhọn, tránh để các bé có thể gặm nhai, nuốt … đặc biệt tránh xa dây điện và các đồ dùng điện, bếp lửa ga, vật dụng cháy nổ, hóa chất và cây cỏ độc hại. Tránh để chó con ở vị trí cao: cửa sổ, ban công, cầu thang dễ rơi ngã
- Nếu nhà bạn đã có vật nuôi khác như chó, mèo… cẩn thận khi cho cún con tiếp xúc, làm quen từ từ với bạn mới, tránh làm cho cún con hoảng sợ hoặc “ma cũ bắt nạt ma mới”, gây ra tổn thương thân thể hoặc các chấn động tâm lý khác
- Làm quen, đặt và gọi tên -tuỳ theo ý thích của bạn và gia đình. Nên đặt tên cún con ngắn gọn, dễ phát âm để các bé dễ dàng nhận biết, một chút bánh quy hoặc một khoanh xúc xích chính là phần thưởng để luyện tập các khẩu lệnh: tên gọi, “tốt”,”ngoan”,”giỏi”,”không được”,”vào đây”, “đi ra”… các bạn có thể đọc sách hoặc tham khảo thêm trên internet, những người có kinh nghiệm dạy chó lâu năm…
- Những đêm đầu tiên xa mẹ hoặc xa chủ cũ, về nhà mới, các bé có thể rên rỉ, kêu sủa hoặc bỏ ăn. Hãy âu yếm vuốt ve để các bé yên tâm trong vòng tay bạn, sau đó chơi đùa, nói chuyện với các bé nhiều hơn để các bé tập quen dần với chủ mới. Dần dần theo thời gian, các bé sẽ thích nghi với môi trường sống mới, quấn quít không rời với chủ mới của mình :D
Chăm sóc chó cún về ăn uống
- Khẩu phần ăn uống cho cún con phải đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng: protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin từ các thức ăn tự nhiên. Không nên lạm dụng thuốc, hoặc các thức ăn tổng hợp. Lưu ý là không cho các bé ăn quá no, quá nhiều chất béo như: sữa béo, mỡ hoặc da động vật, .. sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, về lâu dài sẽ bị máu nhiễm mỡ. Đặc biệt không nên cho các bé ăn phổi, gan bò lợn vì bẩn, gan có chứa nhiều độc chất dễ gây ung thư. Ngoài ra, nên tập cho cún con ăn thêm rau, trái cây, … sẽ rất tốt cho đường tiêu hoá cũng như sức khoẻ
- Cho ăn từ 2-3 bữa ngày, đúng giờ giấc và chỉ cho ăn gần no thì dừng. Không để sẵn đồ ăn để chó lúc nào thích thì ăn. Nước uống luôn đầy đủ, sạch sẽ. Không bao giờ cho chó ăn quá no. Dụng cụ cho ăn: bát, đĩa…phải luôn rửa sạch sẽ, khô ráo và phải đảm bảo xối sạch hết xà-bông.
Dấu hiệu khi chó cún con ốm
- Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường: nôn mửa, bỏ ăn, tiêu chảy, buồn bã, thụ động… đó là triệu chứng cún con bị ốm, phải ngừng cho ăn & lập tức đến Bác sỹ Thú Y khám và tư vấn.
Nhu cầu gặm nhấm của chó cún
Đã là chó thì con nào cũng rất thích gặm liếm, mài răng, rất hay cắn đồ… không những mất vệ sinh mà có khi còn nuốt phải những chất gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa. Bạn nên để chó tránh xa các thứ này. Hãy tìm mua trên thị trường những “cục xương giả”, “đồ chơi” dành riêng cho chó ở các tiệm chuyên bán đồ cho thú cưng.
Quy trình chăm sóc sức khoẻ, phòng trừ dịch bệnh cho chó cún:
- Tẩy giun sán: trị các loại giun đũa, giun móc, …
* Dưới 1 năm tuổi: mỗi tháng tẩy giun 1 lần
* Trên 1 năm tuổi: 3 tháng tẩy giun 1 lần
- Tiêm phòng dịch: Chó 3 tháng tuổi ít nhất phải đựơc tiêm phòng miễn dịch 2 lần đối với các bệnh: care, pavo, lepto, parainfluenza, … Mỗi lần tiêm phải có dán nhãn thuốc và ghi ngày tiêm và ký tên người tiêm trong “sổ sức khoẻ” của chó
+ Tiêm phòng dịch lần 1: khi cún con từ 50-60 ngày tuổi
+ Tiêm phòng dịch lần 2: khi cún con từ 80-90 ngày tuổi
- Cún con dưới 2 tháng tuổi không cần tắm, chỉ cần giữ cho cún sạch sẽ: lau miệng, chân tay & những chỗ dính thức ăn sau mỗi lần ăn. Từ 2 tháng trở lên, có thể tắm cho cún con bằng nước ấm nhiều nhất là 1 tuần/lần, nếu cún con không bị ve rận, bạn có thể tắm cho cún bằng xà bông gội đầu Head & Shouder hay Sunsilk. Lau khô ngay sau khi tắm, rồi phơi nắng để cún không bị sổ mũi hay bệnh phổi; không để nước đọng trong tai, nên dùng tăm bông ngoáy sạch tai sau khi tắm để tránh bệnh thối tai (viêm tai giữa rất khó chữa).
Những điều nhất thiết phải biết khi nuôi chó
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.