Có nên ăn nhiều rau khoai lang?
Rau khoai lang là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc với nhiều gia đình. Rau khoai lang chứa nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh. Cứ 100g rau lang có chứa tới 22kcal, 91,8g nước, 2,8g tinh bột,2,6g protein cùng nhiều các chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, vitamin C, vitamin E, beta caroten, biotin, giàu chất xơ cùng các khoáng chất như magie, phospho, kẽm, đồng, canxi, kali, mangan,…
Rau khoai lang chứa nhiều chất xơ nên giúp hệ tiêu hóa ngăn ngừa tình trạng táo bón, nội tạng được thanh lọc, loại bỏ những chất độc hại bên trong đường ruột. Ngoài ra, rau khoai lang trong Đông y có tính bình nên khi ăn sẽ giúp thanh nhiệt và làm mát cơ thể, đặc biệt tốt cho thải độc ruột và các cơ quan nội tạng khác như gan, thận. Lá khoai lang còn giúp bảo vệ thị lực, giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ổn định lượng đường trong máu, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Nhờ hàm lượng vitamin K trong rau khoai lang nhiều nên còn có tác dụng. Ngọn rau lang có chứa một chất gần giống insulin nên có lợi cho người bệnh đái tháo đường, người bệnh có thể dùng ngọn rau lang để ăn trong thực đơn hằng ngày.
Rau lang còn cung cấp nhiều chất xơ khi người béo phì, muốn giảm cân khi ăn rau lang sẽ tạo cảm giác no lâu hơn, do đó sẽ làm giảm nhu cầu nạp thức ăn vào cơ thể.
Tại một Indonesia hay một số nước châu Phi, rau khoai lang còn được sử dụng làm bài thuốc truyền thống để điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Nhờ chứa các flavonoid và quercetin trong lá khoai lang làm giảm sự hấp thu acid béo trong ruột thông qua điều chỉnh các enzym khác nhau liên quan đến chuyển hóa lipid và sự biểu hiện của các yếu tố phiên mã liên quan đến tổng hợp chất béo trung tính và cholesterol
Hợp chất quercetin còn giảm hoạt động của lipase tuyến tụy, ức chế sự hấp thu cholesterol và triglycerid thông qua chất vận chuyển cholesterol và acid béo ở biểu mô.
Ngoài ra, chất nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng nhuận tràng, ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả.
Mặc dù rau khoai lang rất tốt, không phải lúc nào cũng có thể ăn, ăn nhiều, ăn thường xuyên, bởi nếu ăn quá nhiều rau khoai lang sẽ khiến cơ thể gặp một số vấn đề sức khỏe như:
Theo các chuyên gia, rau lang tuy tốt nhưng không phải lúc nào cũng có thể ăn và cũng không nên lạm dụng loại rau này.
Trong rau lang chứa các thành phần nếu ăn vào khi đói có thể gây giảm đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Hàm lượng canxi trong rau lang là tương đối lớn, nếu ăn nhiều, thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thừa canxi, dễ dẫn đến sỏi thận gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, khi ăn rau lang trong thực đơn nên kết hợp với các thực phẩm khác để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn, hấp thu những dưỡng chất có lợi từ loại siêu thực phẩm này.
Đồng thời, rau lang chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng không nên ăn rau lang sống dễ gây ra táo bón, nên luộc hoặc xào chín trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe.
Nếu muốn nhuận tràng thì nên ăn rau khoai lang tươi luộc chín, không nên ăn rau khoai lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược là chính là gây ra tình trạng táo bón.
Khi luộc rau khoai lang để ăn, chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát, hăng khi ăn sẽ không ngon.
Khoai lang có tính hạ đường máu, có thể làm hạ đường huyết quá mức. Do đó không nên ăn khoai lang vào lúc cơ thể của chúng ta đang quá đói.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Rau khoai lang: những ai nên ăn, không nên ăn nhiều
Những bài thuốc sử dụng rau càng cua trị bệnh rất tốt
Những công dụng tuyệt vời của rau càng cua với sức khỏe
Khám phá điều bí ẩn của loại rau mang tên ‘rau hoàng hậu’
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.