Có nên ăn đậu phụ sống hay không?
Đậu phụ sống chưa qua chế biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, tươi mát khác biệt so với đậu phụ được chế biến trên nhiệt độ cao. Nhưng liệu ăn đậu phụ sống có được hay không, nên ăn đậu phụ sống như nào để an toàn cho sức khỏe.
Đậu phụ là một trong những món ăn phổ biến, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Đậu phụ được chế biến từ đậu nành đông, chứa nhiều protein, canxi, vitamin E, không cholesterol và ít carbohydrate, chứa các khoáng chất có lợi cho sức khỏe như: thiamin, riboflavin, niacin, vitamin B6, choline, mangan và selen.. Đậu phụ còn được sử dụng trong nhiều món ăn chay, salad, chiên rán hay ăn kèm với nhiều món ăn ngon hấp dẫn khác.
Đậu phụ có ăn sống được không?
Thay vì chiên rán, hấp hay luộc đậu phụ thì khá nhiều người thích ăn đậu phụ sống bởi hương vị thơm mát, béo ngậy. Việc ăn đậu phụ sống có thể làm giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ ăn uống cho những người đang có nhu cầu giảm cân, kiểm soát cân nặng hay đang muốn hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể.
Nếu đảm bảo bảo quy trình chế biến, bảo quản thì về cơ bản đậu phụ có thể ăn sống, làm thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn như các món salad, món ăn tráng miệng. Để ăn đậu phụ sống nên chọn đậu phụ tươi, chưa được chế biến, vệ sinh kỹ trước khi sử dụng, được kiểm định chất lượng. Nhưng đậu phụ sống có thể gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không được chế biến, bảo quản đúng cách.
Do vậy để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn do ăn đậu phụ sống nên mua đậu phụ sạch ở những cửa hàng uy tín, đảm bảo rửa sạch, thực hiện các biện pháp vệ sinh thực phẩm trước khi sử dụng
Những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe khi ăn đậu phụ sống
Khi ăn đậu phụ sống sẽ ít gây rủi ro cho sức khỏe hơn với việc ăn thịt, trứng sống nhưng đối với những loại thực phẩm chế biến sẵn nào thì đậu phụ cũng có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản. Yếu tố này có thể xảy ra nếu đậu phụ sống tiếp xúc với vi khuẩn từ thực phẩm khác như thịt sống, rau chưa được sơ chế, tay chưa sạch, đồ đựng đậu phụ sống không được vệ sinh sạch sẽ,...
Bên cạnh đó, đậu phụ để đảm bảo độ tươi ngon, tránh bị hỏng nên được bảo quản trong nước, nên sự ô nhiễm do vi khuẩn trong nước gây ra một nguy cơ tiềm ẩn khác. Bởi vào đầu những năm 1980, đã xảy ra một số trường hợp nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng do đậu phụ tiếp xúc với nước chưa qua xử lý tại nhà máy sản xuất.
Đồng thời, đậu phụ lên men cũng có nguy cơ cao hơn khi chứa các mầm bệnh nguy hiểm như Clostridium botulinum, một loại độc tố có thể gây tê liệt, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nếu ăn phải đậu phụ bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như: buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, chướng bụng, đau đầu, chuột rút thậm chí có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng khác như: tiêu chảy ra máu, sốt hoặc tiêu chảy kéo dài trong nhiều ngày gây ảnh hưởng tới cơ thể.
Nên ăn đậu phụ sống như thế nào để đảm bảo an toàn?
Để đảm bảo an toàn, phòng tránh nhiễm khuẩn khi ăn đậu phụ sống, chúng ta cần phân biệt giữa hai loại đậu phụ gồm đậu phụ thường và đậu phụ non.
Các loại đậu phụ thường khá chắc và khó vỡ khi rán, thường được bán theo miếng. Ngược lại, đậu phụ non có bề mặt mịn màng và mềm tan trong miệng, thường được bảo quản và đóng gói cẩn thận hơn.
Để tránh ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn cần bảo quản đậu phụ theo hướng dẫn trên gói, bao bì sản phẩm. Các loại đậu phụ được đóng gói riêng lẻ trong nước, cần được làm lạnh ngay sau khi mở gói.
Khi chuẩn bị đậu phụ sống, cần rửa tay sạch sẽ, sử dụng dụng cụ sạch, đồ chứa được vệ sinh kỹ lưỡng để tránh ô nhiễm chéo.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Đậu phụ có 5 dấu hiệu này nên tránh không nên mua
Đậu phụ: những ai không nên ăn?
Đậu phụ nên ăn cùng thực phẩm nào để tốt cho sức khỏe
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.