Đậu phụ nên ăn cùng thực phẩm nào để tốt cho sức khỏe
Đậu phụ có thể dễ dàng kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau để tạo nên món ăn hấp dẫn, giàu chất dinh dưỡng. Nhưng nếu kết hợp đậu phụ với những thực phẩm dưới đây còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng gấp bội, vô cùng tốt cho sức khỏe.
Đậu phụ là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, phòng ngừa ung thư, tốt cho tim mạch, ngăn ngừa loãng xương, huyết áp,... Tuy nhiên, đậu phụ cũng giàu protein, do đó không nên ăn quá 200g/ngày tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Các chất dinh dưỡng, axit amin có trong đậu phụ và các chế phẩm từ đậu tương đương với thịt, cá, trứng… Do đó nếu chúng ta ăn quá nhiều đậu phụ thì cũng cũng giống như ăn nhiều thịt từ đó có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, xơ cứng động mạch, rối loạn tiêu hóa cấp tính, khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, ăn nhiều đậu phụ còn có nguy cơ phải đối diện với bệnh gout bởi đậu phụ chứa nhiều purine,...
Nhưng nếu kết hợp đậu phụ với những loại thực phẩm dưới đây lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bầu với đậu phụ
Hai thực phẩm này khi kết hợp cùng sẽ giúp nâng cao sức miễn dịch, kháng vi rút và u bướu, phòng cảm cúm hiệu quả.
Lá hẹ - đậu phụ:
Ăn kết hợp lá hẹ cùng đậu phụ sẽ có tác dụng điều trị táo bón, là bài thuốc hiệu quả với người bị táo bón.
Cải thìa - đậu phụ:
Cải thìa và đậu phụ khi ăn cùng nhau không những cung cấp nhiều dinh dưỡng, vitamin, chất xơ mà còn có tác dụng trị ho, ngưng hen, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Sò - đậu phụ
Sò là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe, có tác dụng dưỡng âm nhuần táo, lợi tiểu tiêu sưng, ngưng khát. Trong khi đó đậu phụ thanh nhiệt giải độc. Hai thực phẩm này kết hợp giúp trị huyết không đủ, da khô, cải thiện tình trạng da đang gặp phải.
Củ cải - đậu phụ
Khi ăn kết hợp đậu phụ với củ cải sẽ tốt cho cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng, giúp điều trị chứng cảm mạo, ho hen.
Nấm hương - đậu phụ
Kết hợp nấm hương với đậu phụ sẽ có tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả, rất tốt cho cơ thể.
Tôm - đậu phụ
Hai thực phẩm này kết hợp với nhau không chỉ tạo nên món ăn ngon, hấp dẫn mà còn tốt cho người bị chứng cao huyết áp, xơ cứng động mạch vành, béo phì. Vì đậu phụ giàu protein, tôm nhiều nguyên tố vi lượng.
Cá - đậu phụ:
Cá giàu protein, axit amin, đậu phụ chứa lượng lớn protein thực vật. Khi kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ giúp đẩy sự hấp thu calcium giúp phòng bệnh còi xương, loãng xương.
Thịt dê - đậu phụ:
Hai món giúp bổ sung nhiều nguyên tố vi lượng, thanh nhiệt, ngừng khát.
Sữa bò - đậu phụ:
Khi kết hợp cùng nhau có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, ảnh hưởng tới sự hấp thu calcium của cơ thể.
Rau cải bó xôi - đậu phụ:
Nếu ăn 2 thực phẩm này với nhau sẽ lãng phí calcium. Bởi rau cải bó xôi giàu diệp lục, sắt và axit oxalic trong khi đó đậu phụ nhiều protein, chất béo và calcium.
Gừng - đậu phụ:
Từ lâu được biết đến là bài thuốc tốt cho phổi, có thể trị ho.
Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng nên kết hợp chung với đậu phụ, những thực phẩm dưới đây không nên kết hợp cùng tránh làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Trứng gà - đậu phụ:
Trứng và đậu phụ tuy giàu protein, nhưng ăn chung sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, không tốt cho sức khỏe.
Hành - đậu phụ:
Tuyệt đối không nên ăn hành với đậu phụ, vì hành chứa lượng lớn axit oxalic. Những calcium trong đậu phụ khi kết hợp với chất này sẽ kết hợp với axit oxalic thành calcium oxalate sẽ giúp quá trình hấp thụ calcium của cơ thể khó khăn, lâu ngày sẽ gây thiếu canxi trầm trọng, không tốt cho sức khỏe.
Đậu phụ với rau chân vịt
Không ăn đậu phụ với rau chân vịt vì sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi, dễ bị kết sỏi thận.
Mật ong - đậu phụ
Nếu kết hợp mật ong với đậu phụ sẽ dễ gây tình trạng tiêu chảy bởi mật ong nhiều enzyme, đậu phụ giàu chất khoáng, gây phản ứng không tốt cho cơ thể.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Đậu phụ rang muối đơn giản lạ miệng
Đừng bỏ lỡ 5 món ăn vặt đường phố nổi tiếng khi đến Bắc Kinh
5 lưu ý trước khi ăn lạc để không rước bệnh, bà nội trợ phải biết!
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.