Chuyên gia hướng dẫn cách phân biệt bồ câu trống và bồ câu mái
Chim bồ câu sở hữu nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho người già, phụ nữ mang thai, trẻ em suy dinh dưỡng. Hiện nay, khá nhiều hộ gia đình nuôi chim bồ câu tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Để đảm bảo tỷ lệ bồ câu trống và bồ câu mái trong đàn trước khi nuôi người nuôi cần nắm rõ được đặc điểm, cách nhận biết bồ câu trống và mái để có chế độ chăm sóc phù hợp. Dưới đây là cách phân biệt bồ câu trống và bồ câu mái được các chuyên gia mách bảo.
Hình dáng chim bồ câu trống và chim bồ câu mái
Chim bồ câu trống:
+ Bồ câu trống thường có thân hình tơ lớn hơn bồ câu mái
+ Đầu và mỏ chim bồ câu trống to, thô và ngắn hơn đầu và mỏ chim bồ câu mái
+ Cổ bồ câu trống có cổ to hơn và nổi nhiều cườm hơn
+ Chim bồ câu trống thường hoạt động nhanh nhẹn hơn bồ câu mái
+ Dùng tay ấn nhẹ vào lỗ hậu môn của bồ câu trống sẽ thấy lỗ hậu môn lồi hẳn ra.
+ Ngón chân của chim bồ câu trống nếu thấy ngón A dài hơn ngón C thì là bồ câu trống
Bồ câu mái:
+ Bồ câu mái thường có thân hình nhỏ hơn bồ câu trống
+ Bồ câu mái có mỏ nhỏ từ gốc mỏ và nhỏ dần về đầu mỏ, đầu và mỏ bồ câu mái cũng nhỏ hơn, thon dài hơn bồ câu trống.
+ Khi quan sát ngón chân chim bồ câu mái sẽ thấy hai ngón A và C này dài tương đương nhau.
+ Dùng tay ấn nhẹ vào lỗ hậu môn của bồ câu mái sẽ không thấy lỗ hậu môn lồi ra như chim bồ câu trống.
+ Nếu thấy chóp lông cánh của chim bồ câu bằng nhau thì là bồ câu mái và ngược lại nếu không bằng nhau là chim trống.
Phản xạ của chim bồ câu trống và bồ câu mái
Bồ câu trống:
+ Bồ câu trống thường hoạt động nhiều hơn.
+ Khi dùng tay giữ một chân của chim bồ câu trống một tay nhẹ nhàng kéo mỏ của chúng xuống sẽ thấy đuôi của chim bồ câu mái vểnh lên
+ Bồ câu trống sẵn sàng chiến đấu với các con bồ câu khác để tranh giành thức ăn, không gian sống, giành con mái
+ Khi bước vào mùa sinh sản chim bồ câu trống sẽ có những hành động như xòe đuôi, xoay vòng tròn, gật gù cái đầu và thường phát ra tiếng kêu gru…gru… để quyến rũ chim mái
Bồ câu mái:
+ Bồ câu mái có tính cách hiền lành hơn chim bồ câu trống.
+ Khi dùng tay giữ một chân của chim bồ câu mái một tay nhẹ nhàng kéo mỏ của chúng xuống sẽ thấy đuôi của chim bồ câu trống cụp xuống.
+ Bước vào mùa sinh sản khi chim bồ câu trống tiếp cận, quyến rũ bồ câu mái sẽ rụt rè đứng yên một chỗ, chỉ gù gù khe khẽ và không có hành động xòe đuôi.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bà con phân biệt dễ dàng chim bồ câu trống và bồ câu mái để có được đàn bồ cân có tỷ lệ tương xứng và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 43 có đáp án: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 41 có đáp án: Chim bồ câu
- Cách chọn chim bồ câu ngon, khử mùi hôi thịt chim bồ câu
- Kinh nghiệm chăm sóc chim bồ câu sinh sản
- Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu
- Những bài thuốc dân gian chữa bệnh từ chim bồ câu
- Kinh nghiệm chăm sóc chim bồ câu non khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh
- Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn nuôi chim bồ câu
- Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu
- Mãn nhãn với đôi giày thiết kế mang hình chim bồ câu
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.