Chim họa mi: Những bệnh thường gặp, cách điều trị

7/25/2018 11:24:00 AM
Chim họa mi thông thường rất ít khi bị bệnh nhưng nếu chế độ chăm sóc chim không đúng cách, hợp lý thì chim họa mi rất dễ bị nhiễm những bệnh dưới đây.

 

Chim họa mi thông thường rất ít khi bị bệnh nhưng nếu chế độ chăm sóc chim không đúng cách, hợp lý thì chim họa mi rất dễ bị nhiễm những bệnh dưới đây.

Bệnh khan tiếng ở chim họa mi:

Nguyên nhân: Chim Họa Mi bị khan tiếng có hai nguyên nhân đó là viêm thanh quản và giãn thanh quản.

Phòng và trị bệnh: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà ngâm vào lửa bắt nước lã sau một đêm, gạn lấy nước sau đó vắt thêm mười giọt nước chanh và bỏ vào vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim họa mi uống, khoảng một tuần sau tiếng hot của nó sẽ phục hồi dần.

Bệnh tiêu chảy ở chim họa mi:

Biểu hiện: Chim bỏ ăn, phân trắng như bột gạo và lỏng kèm theo đó chấy nhày của niêm mạc ruột

Nguyên nhân: Do cho ăn quá nhiều mồi tươi, trong thức ăn có nhiều chất đạm, thức ăn bị ẩm mốc dẫn đến ngộ độc Aflatoxin hoặc Micotoxin.

Phòng và trị bệnh: giảm hoặc ngừng hẳn việc cho chim ăn mồi tươi, chỉ cho ăn cám cò nhiều hạt

+ Bệnh thông thường nhất của chim Họa Mi là do chủ nuôi ko nắm vững chế độ dinh dưỡng của chim

Cách điều trị: Việc đầu tiên nên làm là giảm hoặc ngừng hẳn việc cho chim ăn mồi tươi, chỉ cho ăn cám cò nhạt nếu chim Họa Mi bị nhẹ sẽ tự khỏi ngay. Nếu như chim không khỏi có thể đến cửa hàng thú y mua thuốc điều trị tiêu chảy chảy gia cầm của Việt Nam hòa với nước cho uống trong 3-4 ngày. Trường hợp chim Họa Mi bị ngộ độc nặng quá có thể tiêm Atropin (thuốc của người)với liều lượng 0,001 đến 0,002 g/lần cho một con chim. Ngày tiêm 2 lần dưới da của nó.Thuốc này hơi đắt nhưng có tác dụng giải độc tiêu hóa cao. Xong xong với việc cho chim uống thuốc, bạn phải vệ sinh chuồng trại thật tốt, dội nước nóng xuống sàn mỗi ngày sau mỗi lần làm vệ sinh xong.

Bệnh đau mắt ở chim họa mi:

Bệnh này thường xuất hiện ở chim cu gáy nhiều hơn ở họa mi. Một số con chim họa mi bị đau mắt do nhiễm khuẩn.

Người nuôi chỉ cần mua lọ Cloramphenicol về nhỏ mỗi ngày bốn năm lần chỉ vài ngày chim sẽ khỏi.

Bệnh rút chân ở chim họa mi

Biểu hiện: Chim ít vận động, bay nhảy khó khăn, đậu khập khiễng.

Nguyên nhân: Do thiếu canxi và vitamin D, cũng có chim họa mi bị trúng gió, lồng nuôi nhốt mất vệ sinh.

Phòng và trị bệnh:  Dùng 3 muỗng canh muối pha với 125ml nước khuấy đều cho ra một hỗn hợp nước muối đậm đặc đổ vào máng tắm chim, đổ nước muối trên cao khoảng 1,5cm, cho chim nhúng 2 bàn chân vào rồi lại sang chim từ lồng tắm qua lồng nuôi, đem phơi nắng nhẹ khoảng 5 phút đến 8 phút cho nước muối thấm vào bàn chân của chim, sau đó lại cho chim qua lồng tắm để chim tắm nước bình thường rồi lại đem đi phơi nắng nhẹ khoảng 5 phút đến 8 phút (tùy nắng có gắt hay không mà tăng hay giảm thời gian như trên).

Bắt chim ra, lấy thuốc rượu ngũ gia bì xoa trực tiếp vào cả 2 chân của chim vì chân không đau cũng sẽ bị mỏi.

Họa mi tuy rất ít khi nhiễm bệnh nhưng một khi đã bị bệnh người nuôi cần theo dõi kỹ và chữa trị kịp thời để chim nhanh hồi phục.

Chết đột ngột, mất màu lông, bó lông ở chim họa mi

Biểu hiện: Chim họa mi tự nhiên rơi xuống sàn lồng, cánh vỗ vật vờ, mỏ ngáp chầm chậm.

Nguyên nhân: Do thiếu khoáng chất, thiếu vi lượng khiến chim họa mi bị đột quỵ

Phòng và trị bệnh: Dùng viên Ampicilin trộn bột đút cho họa mi ăn đồng thời hòa đường đường Glucoza bơm cho chim vài giọt. Những con bị mất màu lông, bó lông cung cấp đủ khoáng chất trong chế độ dinh dưỡng cho chim.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin liên quan

Các tin khác