Bị viêm họng khi giao mùa nên làm gì để nhanh khỏi

10/3/2024 4:18:00 PM
Thời tiết giao mùa khiến nhiều người bị viêm họng gây sưng đau, ho nhiều, sốt cao gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng khi giao mùa cần làm những điều sau.

 

Thời tiết giao mùa khiến nhiều người bị viêm họng gây sưng đau, ho nhiều, sốt cao gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm họng khi giao mùa cần làm những điều sau.

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu, đây cũng là một trong những bệnh lý phổ biến thường gặp khi giao mùa. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, đau rát ở cổ họng, cơ thể mệt mỏi, ho nhiều, khó nuốt thức ăn, chán ăn, sốt cao. Bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 7 ngày nhưng đối với những trường hợp viêm họng nặng có thể gây viêm amidan.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm họng như:

+ Do các loại virus, vi khuẩn: virus cúm A và virus cúm B, coronavirus và parainfluenza virus,… phế cầu, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn β tan huyết trong nhóm A khi thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus phát triển gây viêm họng.

+ Thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chất kích thích như: khói bụi ô nhiễm, khói thuốc lá, thuốc xịt chứa hóa chất,…

+ Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi nên dễ bị viêm họng

+ Do axit dạ dày trào ngược lên thực quản khiến cho họng bị ảnh hưởng

+ Những người bị nhiễm HIV có hệ miễn dịch bị duy yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm họng.

Triệu chứng của bệnh viêm họng

Khi bị viêm họng sẽ xuất hiện các triệu chứng gây khó chịu như:

+ Niêm mạc vùng họng bị sưng đỏ, sung huyết, vách họng có nhiều mụn nhỏ, mạch máu nổi rõ, xuất hiện các chất nhầy hoặc mủ phủ trên bề mặt

+ Ngứa ngáy, khó chịu ở họng

+ Nuốt khó, cảm thấy đau khi nuốt thức ăn

+ Khan tiếng, mất tiếng

+ Buồn nôn

+ Sốt nhẹ, đau đầu, ù tai, nhức tai

Cách xử lý viêm họng khi giao mùa chuẩn xác

Trường hợp nhẹ:

Nếu bị viêm họng nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, súc miệng bằng nước muối ấm 2 lần mỗi ngày, uống trà gừng hoặc trà hoa cúc, trà mật ong, dùng viên ngậm họng, thuốc giảm ho, uống nước ấm, chườm ấm, nên sử dụng máy tạo độ ẩm, kết hợp chế độ ăn uống giàu dưỡng chất, thực phẩm chứa nhiều vitamin, ngủ đủ giấc sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng viêm họng.

Trường hợp nặng

Khi bị viêm họng kèm theo các triệu chứng gồm sốt cao, khó thở, cứng cổ, chảy nước bọt không cầm được, có xuất hiện máu trong dịch đờm, máu xuất hiện trong nước bọt, tình trạng viêm họng kéo dài trên 7 ngày cần đi thăm khám ở các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa. Sau khi thăm khám để cải thiện các triệu chứng bệnh các bác sĩ có thể định một số loại thuốc kháng sinh như: penicillin, amoxicillin,… có tác dụng điều trị bệnh,

Phòng ngừa viêm họng khi giao mùa

+ Thời tiết giao mùa nên vệ sinh răng mũi họng hàng ngày, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, đánh răng trước và sau khi thức dậy. Nên dùng nước muối sinh lý để súc họng, vệ sinh mũi,…

+ Tuyệt đối không tắm nước lạnh, nên tắm bằng nước ấm, phòng tắm nên thiết kế kín, tránh gió lạnh lùa

+ Giữ ấm cơ thể trong thời tiết giao mùa

+ Viêm họng có thể lây lan nhanh do vậy nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tránh để trẻ nhỏ, phụ nữ có thai đến nơi đông người.

+ Hạn chế ăn các thực phẩm lạnh như: uống nước đá lạnh, uống nước ngọt lạnh, kem,…

+ Trong thực đơn hàng ngày nên tăng cường các loại rau, củ quả tươi chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa tự nhiên

+ Tiêm phòng vacxin cúm

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Mẹo phòng tránh viêm xoang khi giao mùa

Mẹo xử lý nước ăn chân mùa mưa lũ hiệu quả

Phòng ngừa cảm cúm trong mùa mưa bão chuẩn xác

Phân biệt cúm A với viêm mũi họng cấp đúng chuẩn

Bệnh viêm họng: triệu chứng, biến chứng, điều trị

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác