Cao răng huyết thanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thế nào?

11/28/2023 8:18:00 AM
Cao răng huyết thanh không chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ của hàm răng mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Vậy cao răng huyết thanh là gì, chúng gây nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe răng miệng.

 

Cao răng huyết thanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thế nào?

Cao răng huyết thanh không chỉ gây ảnh hưởng thẩm mỹ của hàm răng mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Vậy cao răng huyết thanh là gì, chúng gây nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe răng miệng, cách phòng tránh cao răng huyết thanh như thế nào?

Cao răng huyết thanh là gì?

Cao răng hay vôi răng là những mảng bám tích tụ ở chân răng, bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ có trong nước bọt. Cao răng có thể là những mảnh vụn thức ăn thừa trong miệng không được làm sạch, các chất khoáng trong miệng tạo thành. Sự hình thành của cao răng do thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách, thói quen đánh răng không được duy trì đều đặn, không sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, hay chế độ ăn hàng ngày có quá nhiều món ăn chứa đường hóa học… Những mảng bám tích tụ  lâu ngày dần trở nên cứng bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi gây các bệnh về răng như tụt lợi, viêm nha chu, sâu răng, viêm mòn chân răng, hôi miệng, viêm nướu, mất răng, đau nhức răng, khiến cho chúng ta mất tự tin trong giao tiếp và khi cười, nói chuyện với người đối diện,…

Cao răng được chia làm hai loại gồm cao răng thường (cao răng nước bọt) và cao răng huyết thanh.

Cao răng huyết thanh hay có tên gọi khác là cao răng huyết tương, cao răng đỏ là giai đoạn khá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng. Các mảng bám theo thời gian không được loại bỏ đã hình thành sâu bên dưới nướu, có có thể nhận biết qua quan sát thông thường hoặc sau khi được các bác sĩ nha khoa thăm khám.

Cao răng huyết thanh do bị thấm máu hoặc dịch viêm chảy ra từ vùng nướu răng bị tổn thương. Từ đó làm cho cao răng dần chuyển sang màu đỏ, nâu hoặc đen sạm. Do nằm ở dưới nướu nên là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn hơn so với cao răng nước bọt (cao răng thường) khiến cho tốc độ phát triển và gây viêm của vi khuẩn diễn ra khá nhanh.

Cao răng huyết thanh gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như thế nào?

Cao răng huyết thanh không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe tổng thể của cơ thể chúng ta như:

+ Cao răng huyết thanh có màu đỏ, nâu hoặc đen sạm. Khi nướu răng viêm nhiễm càng nặng thì cao răng cũng trở nên dày đặc và sẫm màu nhiều hơn nên khiến cho hàm răng trở nên kém đẹp, mất thẩm mỹ, khiến cho bệnh nhân cảm thấy e ngại mỗi khi cười, nói chuyện.

+ Do tốc độ sản sinh của vi khuẩn trong cao răng huyết thanh nhanh nên sẽ khiến cho nướu bị viêm, chảy nhiều máu từ đó khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

+ Đối mặt với tình trạng chảy máu nướu răng dai rẳng, nướu bị viêm nhiễm, sưng tấy thậm chí tiến triển nặng thành viêm nha chu từ đó có thể hư hỏng nặng nề các tổ chức xung quanh răng, mô nha chu yếu dần, tụt nướu, chân răng dễ bị lung lay, rụng răng.

+ Vi khuẩn trong cao răng huyết thanh có thể gây viêm nhiễm ngược khiến cơ thể đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm như: tim mạch, đái tháo đường, viêm họng, viêm amidan,…

+ Cao răng huyết thanh có thể gây áp xe chân răng, viêm chân răng, gây những cơn đau âm ỉ kéo dài, hàm răng nhai trở nên yếu hơn.

+ Gây viêm tủy ngược dòng.

Phòng ngừa cao răng huyết thanh như thế nào?

+ Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ giúp làm sạch răng, loại bỏ các vụn thức ăn còn xót lại trong các kẽ răng, loại bỏ vi khuẩn, ngừa sâu răng. Khi đánh răng cần chải răng theo hướng xoay tròn hoặc đưa nhẹ bàn chải từ phía lơi lên phía mặt răng để làm sạch những mảng bám ở vùng kẽ răng.

+ Nên sử dụng các loại kem đánh đánh răng có Florua hoặc là các loại nước súc miệng.

+ Sử dụng chỉ tơ nha khoa để giúp loại bỏ các mảng bám trên 2 mặt bên của kẽ răng.

+ Không hút thuốc lá bởi thuốc lá có chứa chứa nicotin, có thể làm răng bị ố vàng, xỉn màu và dễ bào mòn men răng.

+ Uống nhiều nước lọc để khoang miệng được làm sạch tự nhiên, loại bỏ các vụn thức ăn còn thừa bám trong các kẽ răng.

+ Những người bị lộ chân răng, đeo răng giả sử dụng những chiếc que hay bàn chải đặc biệt để loại bỏ các mảng bám trên răng.

+ Khi vệ sinh răng miệng cần chải sạch cả vùng lưỡi vì nơi đây cũng dễ tích tụ vi khuẩn, mảng bám không tốt cho răng.

+ Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, bánh, kẹo, mứt,… vì chúng là tác nhân chính gây tình trạng sâu răng, viêm nha chu…

+ Lấy cao răng 6 tháng/lần để loại bỏ cao răng, ngăn ngừa sự hình thành của cao răng huyết thanh.

+ Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần để có thể phát hiện sớm các thương tổn về răng miệng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Lấy cao răng những đối tượng nào nên lấy, không nên lấy

Quy trình lấy cao răng chuẩn được thực hiện như thế nào?

Sau lấy cao răng cần kiêng điều gì?

Có nên nhổ răng khôn mọc lệch?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác