Cân bằng chế độ dinh dưỡng sau kỳ nghỉ Tết
Sau kỳ nghỉ Tết đa số mọi người đều tăng cân do thời gian nghỉ kéo dài, chế độ ăn nhiều chất béo, bánh kẹo, đồ ngọt…Không chỉ vậy những ngày Tết thường ít vận động, lượng thực phẩm tiêu thụ nhiều hơn bình thường dẫn đến cơ thể “tiêu thụ quá tải” dẫn đến lên cân, thừa cholesterol, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột, và chán ăn. Vì vậy cần cân bằng chế độ ăn uống khoa học sau Tết để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Nhu cầu năng lượng của cơ thể
Nhu cầu năng lượng của một người là số năng lượng cần thiết để đảm bảo quá trình sống, hoạt động và phát triển của cơ thể. Mỗi người ở mỗi độ tuổi, giới tính khác nhau, loại hình lao động khác nhau sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên nhu cầu năng lượng cần thiết cho mỗi người 2.000 kilocalo/người/ngày. Lượng mỡ tiêu thụ tối đa 60 gram.
Chế độ ăn khoa học sau tết
Sau những bữa ăn thịnh soạn, giàu đạm ngày Tết nhịp sống sinh hoạt sẽ trở lại bình thường. Các bữa ăn lúc này cần giảm lượng đạm, tăng cường lượng chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn thông qua các loại rau củ quả.
Đối với trẻ em
Cha mẹ cần cho trẻ ăn đa dạng các loại rau xanh như cải cúc, mùng tơi, bắp cải, su su.. kèm theo các loại thực phẩm như cá, tôm, đậu…Lưu ý cho trẻ ăn nhiều hoa quả giàu vitamin như bưởi, cam, dưa hấu, táo… và đảm bảo đủ lượng nước từ 1,5 đến 2lit/ngày/trẻ. Lưu ý không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, các thức ăn giàu đạm, chất béo. Trước bữa ăn tuyệt đối không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt… vì sẽ khiến trẻ bị ngang dạ, không ăn được các thức ăn trong bữa chính dẫn đến biếng ăn, suy dinh dưỡng. Cần tăng cường các loại trái cây như cam, táo, bưởi… giúp tăng sức đề kháng cơ thể cho trẻ. Song song với việc làm trên, cần cho trẻ vui chơi, vận động ngoài trời.
Đối với người trưởng thành
Thực phẩm khi chế biến nên nấu ít món, số lượng vừa đủ, chọn các món ăn ít béo. Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu năng lượng như các loại giò gồm giò thủ, giò mỡ, thịt đông, bánh chưng đặc biệt là bánh chưng rán. Tăng cường các món ăn từ cá như cá hấp, cá nấu dấm.
Khuyến cáo ăn nhiều rau xanh dưới dạng luộc như su hào, bắp cải, bí xanh, susu… và các loại hoa quả như bưởi, quýt, cam, táo, dưa hấu…Không nên ăn cơm rang, hạn chế các món xào, rán.. Uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 2 đến 2,5 lit/ngày và duy trì tập thể dục để cơ thể trao đổi chất, tránh béo phì.
Đối với người mắc bệnh mạn tính
Cần tuân thủ chế độ ăn kiêng, hạn chế các món ăn nhiều mỡ béo. Tăng cường ăn các loại rau củ quả như su hào, súp lơ, bắp cải, rau ngót, cải ngọt…Không uống rượu bia, hạn chế uống cà phê, nước chè đặc, không hút thuốc lá, ăn bánh mứt kẹo. Tăng cường các loại nước quả tươi ép như nước cam, bưởi, dứa… không đường. Đối với người thừa cân béo phì, tiểu đường, cao huyết áp nên uống nước ép các loại rau củ như dưa chuột, củ đậu, cà rốt, cà chua… Hạn chế thức uống có gas, nhiều đường, nước uống đóng lon, nên chọn ăn các loại thịt nạc, trứng và hải sản rất tốt cho sức khỏe. Lưu ý tuân thủ chế độ uống thuốc hàng ngày & lựa chọn các bài tập thể dục tùy theo sức khỏe của bản thân.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.