Cách dùng túi sưởi chuẩn tránh bỏng da, đảm bảo an toàn
Cách dùng túi sưởi chuẩn tránh bỏng da, đảm bảo an toàn
Những ngày thời tiết lạnh giá túi sưởi, chăn đệm điện được nhiều người sử dụng để giúp làm ấm cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng do sử dụng không đúng cách dẫn đến tình trạng bỏng da, chập cháy điện gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Nhiệt độ giảm sâu ở nhiều nơi bên cạnh các thiết bị như điều hòa, máy sưởi, chăn đệm điện, miếng dán nhiệt, thì túi chườm nóng là một trong những vật dụng không thể thiếu đối với nhiều người trong mùa đông lạnh giá. Túi tưởi được nhiều người ưa chuộng sử dụng giúp làm ấm cơ thể bởi sở hữu nhiều công dụng như giá thành rẻ, chỉ cần sạc điện trong vòng 5-10 phút, sử dụng trong thời gian dài từ 4-6 tiếng. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách khiến gây bỏng, gây giật điện có thể xảy ra nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người sử dụng.
Phòng tránh bỏng da khi dùng túi sưởi điện
Có nhiều trường hợp ghi nhận bị bỏng da do sử dụng túi sưởi để chườm nóng, làm ấm cơ thể. Theo các chuyên da cho biết, thông thường với nhiệt độ 68 độ C sau khi tiếp xúc với làn da có thể gây bỏng, ở nhiệt độ 60 độ C sau khi tiếp xúc da sau 5 giây có thể gây bỏng da, với nhiệt độ 49 độ C sau khi tiếp xúc da 5 phút có thể gây bỏng da. Bên cạnh đó, với những người cao tuổi, trẻ nhỏ lớp da mỏng hơn người trưởng thành nên thời gian gây bỏng da có thể rút ngắn hơn.
Để phòng tránh bỏng da khi sử dụng túi sưởi điện để chườm nóng, làm ấm cơ thể chúng ta nên tìm hiểu kỹ xuất sứ, mua túi sưởi đã được kiểm định chất lượng, tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Khi cắm điện để làm nóng túi sưởi chúng ta nên để túi sưởi tránh xa người, không sờ tay vào ổ cắm điện, không để vật nặng đè lên túi, không ngồi lên túi, không nên để cho trẻ gần túi, không ôm túi quá lâu tránh làm bỏng da.
Để đề phòng sự cố chập cháy, bỏng chúng ta tuyệt đối không vừa cắm điện vừa dùng, trong quá trình cắm điện nếu thấy túi sưởi phồng hơn bình thường cần phải ngắt điện ngay, không nên cắm điện quá lâu, nên kiểm tra túi trước khi cắm xem có rách mép hay rò rỉ nước hay không để đảm bảo an toàn, phòng ngừa bỏng da
Trong quá trình sử dụng túi sưởi điện nếu như không may da bị bỏng da cần tiến hành các bước sơ cứu như sau:
Cách xử trí khi da bị bỏng
Bước 1: Làm mát vết bỏng trên da bằng cách xả nước cho nước chảy chậm lên vết thương trong khoảng 15-20 phút điều này sẽ giúp giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm
Bước 2: Loại bỏ các vật cứng trên vùng bỏng như vòng, trang sức hoặc quần áo,... gần vết bỏng để giảm nhiệt độ trên da, tránh các vật dụng bị dính vào vết bỏng
Bước 3: Che vết bỏng bằng gạc vô trùng, có thể thoa thêm lên da vùng bị bỏng một lớp dày kem Silvrin hoặc Biafine, để giữ độ ẩm cho da giúp hạn chế bị bóng nước, giảm đau, tránh sẹo
Bước 4: Tiến hành thay băng mỗi ngày, rửa vết bỏng qua bằng nước muối sinh lý, tiếp tục bôi kem, băng lại tránh để vết bỏng bị khô cho đến khi vết bỏng lành, không đỏ da
Nếu như vết bỏng da bị sâu hoặc vết thương nặng hơn nên đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị sớm tránh vết bỏng bị trở nặng hơn.
Đảm bảo an toàn khi sử dụng túi sưởi điện đúng chuẩn
Tuyệt đối không sử dụng túi sưởi khi đang cắm điện
Trong quá trình sử dụng túi sưởi, tuyệt đối không nên sử dụng túi sưởi khi đang cắm điện để phòng tránh chập điện, cháy nổ, bỏng da,.... Sau khi rút sạc điện 7-10 phút mới được sử dụng túi sưởi để tránh tình trạng bị bỏng da
Không thay nước trong túi sưởi
Chất lỏng trong túi sưởi là một dung dịch khác với các loại nước lọc thông thường bởi đây là dung dịch chuyên dùng để đốt nóng. Do đó, không đổ dung dịch trong túi ra ngoài, không dùng bất cứ dung dịch nào thay thế dung dịch chuyên dùng của túi để tránh xảy ra sự cố nguy hiểm cho sức khỏe.
Sạc điện đúng cách
Khi sạc điện túi sưởi chúng ta nên đặt túi ở những nơi bằng phẳng, chỗ cắm điện trên mặt túi hướng lên trên, cắm dây vào chỗ cắm điện trên túi nước rồi mới cắm vào ổ điện để đảm bảo an toàn. Khi sạc điện cần chú ý đến thời gian, nhiệt độ khi sạc điện, không nên sạc quá lâu, khi cắm điện không được lau, rửa hoặc ngâm túi trong nước
Không được giặt túi sưởi
Trong thời gian sử dụng trên bề mặt túi có thể xuất hiện các vết bẩn để làm sạch bề mặt túi có thể dùng giẻ tẩm dung dịch tẩy nhẹ để lau sạch, không dùng chất tẩy mạnh tránh hư hại sản phẩm.
Tránh xa tầm tay trẻ em
Túi sưởi là một thiết bị tiềm ẩn nguy cơ bỏng cho trẻ, trong quá trình sử dụng, cắm sạc điện nên tuyệt đối không để trẻ em chơi, tiếp xúc gần. Nếu muốn cho trẻ nhỏ sử dụng túi sưởi các bậc cha mẹ phải kiểm soát được nhiệt độ thích hợp, giám sát thời gian sử dụng trong lúc trẻ sử dụng để tránh tình trạng bị bỏng khi sử dụng.
Không dùng túi khi đã bị rò rỉ
Khá nhiều người thường sử dụng túi đã bị rò rỉ nhưng điều này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe do túi sưởi có thể bị rò rỉ dung dịch bên trong, hoặc gây bục túi và phát nổ khi sạc điện, cháy nổ thậm chí gây bỏng cho người sử dụng.
Không để túi tiếp xúc với những vật sắc nhọn
Một số túi sưởi có thể rất dễ rách, thủng khi bị vật nhọn đâm vào do đó tuyệt đối không nên để túi sưởi gần các vật sắc nhọn, bởi có thể khiến túi bị hư hỏng, rò rỉ dung dịch hoặc rò điện không an toàn khi sử dụng.
Chọn mua túi sưởi an toàn
Nhiều loại túi sưởi không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, nguy cơ rò rỉ, chập cháy dây điện rất lớn do đó chỉ nên sử dụng túi sưởi điện chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi mua túi nên kiểm tra cẩn thận sản phẩm trước khi mua xem có bị lỗi gì không.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Đau đầu mùa lạnh: Những sai lầm cần tránh
Bật mí cách giảm đau rát cổ họng do viêm họng cấp hiệu quả nhất
Những thực phẩm nên thêm vào bữa cơm giúp giữ ấm cơ thể cực tốt
Làm thế nào để giữ ấm khi thời tiết dưới 10 độ C?
Giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh với quy tắc “4 ấm 1 lạnh”
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.