Cách chăm sóc ba ba sinh sản đạt tỷ lệ ba ba con cao
Thời điểm nuôi ba ba bố mẹ sinh sản
Đối với các tỉnh miền Bắc do có mùa đông lạnh giá theo các chuyên gia khuyến cáo các hộ gia đình nuôi ba ba giống bố mẹ thời gian từ tháng 8,9 cung cấp cá, tôm, cua,… để ba ba bố mẹ béo khỏe. Sau mùa đông kết thúc và sang xuân lúc này ba ba bố mẹ sẽ chuyển hóa tuyến sinh dục nhanh, đẻ sớm.
Các tỉnh phía Nam nhiệt độ nắng ấm quanh năm thuận lợi cho ba ba bố mẹ phát triển nên nuôi vỗ đẻ quanh năm. Nên nuôi vỗ sớm để ba ba bố mẹ đẻ tập trung từ tháng 1-2 tránh cho ba ba đẻ vào các tháng nóng 5,6,7 nhiệt độ cao không tốt cho ba ba.
Chọn giống ba ba
Chọn ba ba bố mẹ nên chọn những con hình dáng cân đối, to khỏe, nhanh nhẹn, không có dấu hiệu dị tật, không mắc các bệnh như đỏ cổ, bệnh nhiễm trùng, bệnh phù đỏ ở mai bụng,….
Trọng lượng ba ba bố mẹ nên chọn từ 1-4kg, những con ba ba bố mẹ này sẽ cho trứng tốt, tỷ lệ ba ba con nở thành công nhiều, nhanh lớn, ít bị bệnh tật.
Ba ba đực và ba ba cái khi thả chung ao nên thả cùng kích cỡ tránh việc có một số con lớn hơn uy hiếp những con nhỏ hơn trong ao.Tỷ lệ ghép đôi đực/cái trong ao nên để tỷ lệ 1/4 đến 1/5 sẽ đạt kết quả tỵ lệ trứng thụ tinh cao, không tốn thức ăn, tránh việc tranh giành ba ba cái.
Ba ba bố mẹ giao phối vào đêm sáng trời khi chúng quần hôn động hớn thường nổi lên mặt nước khuấy nước mạnh hoặc chúng sẽ bò lên bờ rất khí thế, hoạt bát di chuyển nhanh nhẹn. Con đực sẽ chủ động quanh tròn quanh con cái, dùng đầu dúi vào đầu con cái hoặc dùng chân trước giữ con cái lại không cho bò đi để thăm dò kết đôi và giao phối.
Ao nuôi ba ba bố mẹ
Ao nuôi ba ba bố mẹ nên chọn nơi thoáng đãng, ít người qua lại, không đặt ao nuôi tại khu vực đường đi nhiều xe ô tô, xe máy di chuyển.
Diện tích ao nuôi ba ba bố mẹ tốt nhất nên từ 50 – 200m2. Mực nước trong ao nuôi từ 1,2-5m. Dưới đáy ao nuôi nên rải cát mịn dày khoảng 15 – 20cm hoặc đất thịt pha cát.
Nguồn nước cung cấp ao nuôi không bị nhiễm bẩn có thể tận dụng nguồn nước giếng khoan, sông suối nhưng phải đảm bảo sạch sẽ, không bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước dồi dào thuận tiện cho việc thay nước trong ao nuôi.
Để đảm bảo an toàn và kiểm soát số lượng ba ba bố mẹ nên xây tường cao bao quanh, trát nhẵn, trên tường có gờ nhô cao ra về phía ao độ 10cm, chân tường sâu từ 60-70cm
Nếu ao nuôi, bể nuôi mới xây nên ngâm rửa nhiều lần, khi thử nước trong ao độ pH đạt từ 7-8 mới thả ba ba vào. Kết thúc vụ nuôi ba ba ao nuôi nên thay nước, làm sạch đáy ao, thay lớp cát mới để loại bỏ mầm bệnh gây hại cho đợt sau.
Xây dựng bãi đẻ cho ba ba bố mẹ
Người nuôi nên xây dựng bãi đẻ cho ba ba mẹ đẻ trứng ở cạnh ao hoặc giữa ao rộng khoảng 2-5m có độ dốc 25 độ, xung quanh nên trồng cây xanh mát, có mái tre để ba ba mẹ nghỉ ngơi và đẻ trứng.
Đường lên từ ao nuôi đến bãi đẻ bồ ao có độ dốc vừa phải để cho ba mẹ bò. Bãi đẻ của ba ba nên rải một lớp đất pha cát để ba ba dễ đào hố đẻ trứng.
Vị trí bãi đẻ của ba ba cần xây nơi yên tĩnh, mát mẻ, diện tích bãi đẻ của ba ba to hay nhỏ tùy theo số lượng ba ba đẻ khoảng 20 ba ba/m2.
Thức ăn cho ba ba bố mẹ
Cũng giống như thức ăn cho ba ba thương phẩm người nuôi hàng ngày cung cấp, thức ăn từ cá, tôm, cua,cá khô nhạt, tôm khô nhạt,…
Người nuôi nên đặt thức ăn tại vị trí quen thuộc để ba ba quen ăn tiện cho việc theo dõi lượng thức ăn hàng ngày ba ba tiêu thụ và dễ dàng vệ sinh khu vực cho ăn.Đối với thức ăn động vật như cá, tôm, cua loại lớn người nuôi thái nhỏ cho ba ba vừa ăn. Động vật cỡ nhỏ để nguyên con cho ba ba tiện ăn.
Đẻ trứng
Sau khi ghép đôi giao phối thành công và chế độ ăn hợp lý ba ba mẹ sẽ đẻ trứng. Những ngày mưa to, sấm chớp nhiều nhiệt độ không khí tầm 20độ Ckéo dài 5 – 10 ngày con cái bắt đầu đẻ.
Trước khi đẻ ba ba mẹ thường lên bãi đẻ tìm nơi đất xốp, kín đáo ở các bụi cỏ rậm. Ba ba mẹ sẽ dùng hai chân sau hoặc dũng miệng để hất đất lên thành hố sâu khoảng 5-10cm. Ba ba dùng chân sau nhẹ nhàng xếp trứng đúng vào hố đào sẵn, trứng mới đẻ có vỏ mềm, có tính đàn hồi sau đó cứng dần. Thời gian đẻ trứng thứ nhất cáchtrứng thứ hai là 5 – 10 phút. Mỗi trứng nặng từ 2-3g, những quả trứng to có thể nặng tới 6g bên trong trứng chứa nhiều noãn hoàng. Sau 60-70 ngày trứng bắt đầu nở ra ba ba con.
Thu trứng và ấp trứng ba ba
Kỹ thuật thu trứng, phân biệt trứng đã được thụ tinh và không được thụ tinh ở ba ba:
Để tiện cho việc thu trứng và ấp trứng người nuôi nên theo dõi ba ba đẻ và thu trứng vào buổi sáng sớm. Nếu ba ba đẻ rộ nên thu trứng hàng ngày, nếu đẻ thưa số lượng trứng ít nên thu 3-5 ngày/lần. Không nênđể ba ba đẻ sau 15-20 ngày mới thu trứng đem ấp
Sau khi thu trứng tiến hành phân loại trứng: Nếu trứng nhỏ, hình dạng không bình thường và trứng không thụ tinh cần loại ngay, chỉ giữ trứng thụ tinh để ấp.
Những quả trứng đạt chất lượng phải đảm bảo yếu tố:lớn tròn, vỏ trứng có màu sắc bình thườngphần trên màu trắng là túi chứa hơi để phôi thở, phần dưới màu phớt hồng là phần phôi và noãn hoàn (lòng đỏ trứng). Những quả không được thụ tinh sẽ có màu sắc không bình thường, có vết đốm loang lổ, không phân biệt rõ 2 phần như trứng được thụ tinh.
Kỹ thuật ấp trứng:
Nên ấp trứng ba ba trong nhà nếu hộ nuôi có điều kiện có thể xây dựng phòng ấp riêng để tránh nhiệt độ thay đổi và bảo vệ trứng ba ba khỏi chó, mèo, rắn,…
Dụng cụ ấp trứng thường dùng khay, chậu bằng nhôm, sắt tráng men hoặc bằng nhựa. Diện tích khay ấp trứng to hay nhỏ tùy theo số lượng trứng cần ấp.
Khay chậu ấp có chiều cao trên 10cm, trong đổ cát sạch mịn, ẩm và tơi xốp, lớp cát dày 7-8cm,đáy khay chậu có lỗ thoát nước để tránh cát ấp bị đọng nước làm hỏng trứng ấp.
Đặt trứng rải đều trên mặt cái mỗi quả cách nhau 2cm, đầu có túi hơi để phía trên chú ý không đặt ngược hay đặt nghiêng trứng. Sau khi hoàn thành phủ lớp cát lên trên cho kín, độ dày lớp cát phủ từ 2-3cm là thích hợp nhất. Đặt khay trứng vào nơi yên tĩnh, mát mẻ
Sau 1-2 ngày lớp cát trên mặt bốc hơi bị khô, cần phun nước cho ẩm trở lại bình thường, nước phun cần từ từ, nhẹ nhàng. Tuyệt đối không dội nước làm cho nhiệt độ cát ấp bị thay đổi đột ngột, phôi trứng sẽ chết. Những ngày mưa, nhiệt độ thấp dưới 25độ C cần tăng nhiệt độ phòng ấp có thể dùng bóng đèn 100-200W để toả nhiệt. Những ngày nhiệt độ nắng nóngphòng ấp nên để thoáng gió hoặc làm mát bằng quạt. Nhiệt độ phòng ấp thích hợp nhất 30-32oC, ở nhiệt độ này thời gian ấp chỉ 45-50 ngày là trứng sẽ nở.
Nếu nhiệt độ dưới 20oC và trên 35oC phôi trứng bị chết, ấp không nở được. Khi thấy trứng sắp nở có dấu hiệu mổ mỏ, có chỗ nứt vỏ cần đặt khay nước sạch hoặc bát nước vào giữa khay, chậu ấp trứng, ba ba con nở ra biết tự bò vào nước.
Nếu số lượng trứng nhiều có thể đặt chậu ấp trứng trong chậu to hoặc bể con chứa nước để sau khi rời khỏi vỏ ba ba con có thể tự nhảy vào nước.Nếu không để sẵn nướcba ba con bị khô da sẽ chết.Nhặt ba ba mới nở vào chậu nước sạch, chọn những con khoẻ mạnh chuyển sang bể ương ba ba con.
Trong quá trình ấp trứng người nuôi có thể bới cát kiểm tra trứng nhưng tuyệt đối khôngđược đảo trứng
Ương nuôi ba ba con
Giai đoạn 1:
Trong 20 ngày đầu nên ương ba ba con trong chậu hoặc bể nhỏ. Bể ương rộng khoảng1-3 (m2 ), cao 80cm, mức nước sâu 15 - 25cm, bể có hình chữ nhật, đáy bể có độ dốc nhất định, một phần bể có nước để ba ba bò lên ăn và nghỉ ngơi. Do mới nở chúng còn rất yếu vì vậy dùng nước muối 10% hoặc dung dịch thuốc tím 1ppm tắm cho ba ba. Sau 2 ngày cho ba ba ăn lòng đỏ trứng gà luộc chín sau 1 tuần đưa ra bể nuôi. Mặt bể có thể thả bèo tây non, sạch cho ba ba con nằm thở giáp mặt nước. Mật độ ương trung bình 50 con/m2, có thể ương dày 100-150 con/m2 nhưng sau 10-15 ngày phải san thưa, cho ăn đầy đủ và thay nước luôn.
Thức ăn của ba ba con giai đoạn này chủ yếu làgiun đất, trùn quế, giun đất thả vào khay đưa xuống bể cho ba ba ăn vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Giai đoạn 2:
Tới ngày thứ 20 tăng mức nước trong bể lên tới 35cm, chuyển sang nuôi ở bể cỡ lớn hơn. Cho ăn no đủ bằng giun đất, cá mè luộc chín, gỡ ra thả xuống bể cho ba ba vào sáng, chiều. Không nên cho thức ăn nhiều mỡ đề phòng bệnh viêm ruột ở ba ba do lúc này hệ tiêu hóa của ba ba còn kém.
Giai đoạn 3:
Ương cỡ giống nhỏ 50-80g thành cỡ giống lớn 100-150g, con to trên 200g. Thời gian ương cần 2-3 tháng, nếu thả qua mùa đông thì mất 5-6 tháng. Người nuôi nên thả ba ba con ra ao nuôi. Thức ăn hàng ngày cho ba ba con phát triển là cá mè luộc, gỡ cho ăn, cũng có thể cá băm nhỏ cho ăn vào sáng, chiều.
Cần định kỳ 1 tháng kiểm tra 1 lần để phân cỡ, tách con to con nhỏ nuôi riêng ao. Quá trình nuôi cần đảm bảo ao bể ương có nhiệt độ thích hợp từ 25-33oC cho sự phát triển của ba ba.
Lưu ý:
Ba ba con hệ tiêu hóa còn kém do đó thức ăn cần phải đảm bảo tinh, nhỏ, mềm, giàu giá trị dinh dưỡng, không chọn thức ăn có mùi ôi thiu.
Luôn giữ nước trong sạch, mỗi ngày thay nước 1 lần, hay có dòng nước chảy nhẹ ra vào liên tục.
Ba ba con đạt trọng lượng từ15 - 20g/con nên chuyển sang ao nuôi ba ba thương phẩm hoặc xuất bán.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm chọn ba ba ngon, mẹo sơ chế ba ba không bị tanh
- Nuôi ba ba cảnh những điều cần nhớ
- Những bài thuốc dân gian chữa bệnh từ mai ba ba
- Phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở ba ba
- Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn nuôi ba ba
- Kỹ thuật làm ao nuôi ba ba phát triển tốt, ít nhiễm bệnh
- Hướng dẫn cách phân biệt ba ba đực và ba ba cái
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.