Bật mí cách ăn lẩu tránh nạp nhiều muối vào cơ thể
Bật mí cách ăn lẩu tránh nạp nhiều muối vào cơ thể
Lẩu là một trong những món ăn yêu thích của nhiều người trong những ngày mùa đông lạnh giá. Nhưng khá nhiều loại nước lẩu có chứa hàm lượng muối cao, khi nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Vậy làm thế nào để tránh nạp nhiều muối vào cơ thể khi ăn lẩu hãy tham khảo bài viết ngay sau đây.
Thời tiết đang dần chuyển lạnh được ngồi cạnh bạn bè, người thân trong gia đình bên cạnh nồi lẩu thơm ngon, giàu dinh dưỡng, vừa thưởng thức đồ ăn nóng hổi, ngồi bên nhau hàn huyên tâm sự quả thực là một trải nghiệm thú vị trong thời tiết giá lạnh. Nhưng bên trong nước lẩu ở một số món lẩu có cứa hàm lượng muối rất cao. Theo Bệnh viện Mount Alvernia (Singapore), các chuyên gia y tế ở đó đã cảnh báo rằng nước lẩu thực sự có một lượng muối natri cao quá mức, không tốt cho cơ thể nếu ăn thường xuyên, ăn nhiều. Đồng thời, không phải tất cả các loại nước lẩu đều được tạo ra như nhau, mỗi một loại nước lẩu sẽ có công thức tạo nước riêng để đem đến cho người thưởng thức có những trải nghiệm, cảm nhận thú vị, kích thích vị giác.
Các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra danh sách bảy loại nước lẩu phổ biến, có hàm lượng natri có trong đó cao.
+ Loại nước lẩu có hàm lượng natri cao nhất, đạt đến 12.778mg natri là nước lẩu Bak Kut Teh – đây được biết đến loại nước lẩu khá nổi tiếng ở Singapore có vị ngọt, gần giống thuốc bắc nên được nhiều người yêu thích, cung cấp nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho sức khỏe
+ Nước dùng từ gà với 9.890mg natri.
+ Những loại nước lẩu khá nhiều người cho rằng khá lành mạnh như nước cà chua hay nước nấm cũng có một lượng natri khổng lồ là 3.840mg và 5.723mg tương ứng.
Trong khi lượng natri khuyến nghị tiêu thụ mỗi ngày chỉ là 2.000mg (hoặc 1 thìa cà phê muối). Thêm vào đó, các chuyên gia y tế cho biết nước dùng cay có hàm lượng chất béo cao do sử dụng nhiều dầu. Do đó để hạn chế nạp nhiều muối vào cơ thể khi ăn lẩu hãy áp dụng các khuyến cáo dưới đây từ các chuyên gia sức khỏe hàng đầu.
Những bí quyết tránh nạp nhiều muối vào cơ thể khi ăn lẩu
Chọn nước lẩu có vị nhạt, lẩu trong
Khi lựa chọn các loại lẩu để hạn chế nạp nhiều muối vào cơ thể hãy lựa chọn những loại nước lẩu trong, có vị nhạt như nước lẩu nấm, bắp cải,...Đồng thời, khi ăn lẩu cố gắng không uống nhiều nước lẩu sau khi đã được nhúng với nhiều gia vị thả lẩu đã được ướp sẵn.
Nên ăn nhiều thịt nạc
Khi ăn lẩu nên ăn nhiều thịt nạc như thịt gà, cá tươi thay vì ăn nhiều thịt bò, các loại hải sản đồng thời thêm đậu phụ vì nhưng thực phẩm này là một nguồn protein nạc tốt cho cơ thể. Đồng thời, nên tránh ăn các loại thực phẩm nhiều mỡ như đồ chiên rán, thịt bụng lợn bởi một khẩu phần 50g thịt lợn có 230 calo và 20g chất béo, khi ăn nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Ăn nhiều rau tươi
Trong quá trình ăn lẩu, hãy ăn nhiều rau tươi, các loại củ quả thay vì chỉ ăn mỗi thịt hay các loại viên thả lẩu để giúp tránh nạp nhiều muối vào cơ thể, lâu dần gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hạn chế dùng nước chấm
Khi ăn lẩu nhiều người thường thích chấm thịt, rau nhúng lẩu vào các loại nước chấm nhằm kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn nhưng các loại nước chấm này lại chứa nhiều muối. Do đó, hãy hạn chế dùng nước chấm thay vào đó chọn các lựa chọn lành mạnh hơn như tỏi băm và ớt tươi cắt nhỏ với một ít nước tương thay vì tỏi chiên giòn hay các loại nước sốt có dầu như dầu ớt hoặc dầu mỡ
Tránh thực phẩm chế biến sẵn
Để hạn chế nạp nhiều muối vào cơ thể khi ăn lẩu hãy hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn như thịt viên, xúc xích, bởi những thực phẩm này trong quá trình chế biến có chứa một lượng muối cao.
Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta chỉ nên ăn lẩu một hoặc hai lần một tháng, đặc biệt là đối với những người thích uống nước lẩu. Bởi bên trong nước lẩu có chứa nhiều thực phẩm giàu chất béo, lượng natri quá cao cũng sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp và các vấn đề về thận.
Những người không nên ăn lẩu nhiều
Người có bệnh cao huyết áp
Bệnh nhân bị tăng huyết áp nên ăn các sản phẩm thịt chế biến ít hơn và ưu tiên thức ăn càng nhẹ càng tốt. Ở những bệnh nhân cao huyết áp ăn lẩu phải kiểm soát lượng muối.
Trước hết, đồ ăn nhúng kèm và nước lẩu cần chọn loại thanh đạm, một số thực phẩm có tính chất ngấm mặn thì nên hạn chế, ví dụ như đậu phụ, các loại khoai, các loại thực phẩm chế biến sẵn như viên thịt cá, xúc xíc, vì chúng tiềm ẩn lượng muối khá lớn.
Những món ăn này trong quá trình sản xuất đã có muối, nếu nấu lâu có thể bị ngấm muối mặn hơn, ăn nhiều dễ dàng bị tăng lượng muối quá mức, hạn chế uống nước lẩu vì muối đọng ở đáy nồi nhiều hơn.
Người đang bị viêm họng mãn tính
Vào mùa lạnh nhiều người thường nghĩ ngay đến các món lẩu cay bởi nó giúp đưa đẩy, có lợi cho tiêu hóa. Tuy nhiên, với những người đang gặp phải tình trạng như mắc bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng, viêm họng mãn tính không nên ăn lẩu cay mà thay vào đó chọn những món ăn nhẹ nhàng, thanh mát tránh các gia vị kích thích.
Người bị bệnh gan
Những bệnh nhân bị bệnh gan, nóng trong, dùng thuốc nhuận tràng không được dùng món lẩu cừu. Bởi trong thịt cừu giàu đạm nếu như ăn gan sẽ phải làm việc nhiều dẫn đến tình trạng suy yếu và mệt mỏi hơn. Thay vào đó nên ăn những rau quả tươi, trái cây, loại đậu, gạo tẻ, bột mì,...
Người có bệnh tiểu đường
Những người có mức tiểu đường không ổn định thì tuyệt đối không nên ăn lẩu bởi thành phần chính trong món lẩu thường là cá, tôm, cua,... chứa nhiều chất dinh dưỡng nên khi ăn sẽ khiến bạn khó kiểm soát được số lượng thức ăn trong suốt bữa ăn của mình.
Người có bệnh gút (gout)
Như đã biết những thực phẩm có chứa nhiều purin sẽ làm tăng khả năng tích tụ axit uric bên trong cơ thể và gây ra bệnh gout. Những loại thực phẩm này bao gồm phủ tạng động vật như các loại gan, bầu dục, óc, lá lách, trứng cá, nước dùng thịt, cá nục, nấm, măng tây, bia, socola, cacao,... Thành phần chính trong các món lẩu chủ yếu là những loại thực phẩm này do vậy bệnh nhân gút nên hạn chế ăn. Bệnh nhân gút nếu có ăn lẩu thì nên ăn ít hải sản và thịt động vật, đồ uống tốt hơn nên chọn là soda. Bệnh nhân gút nên chọn các món ăn chứa thành phần chủ yếu là thực phẩm chay, có thể ăn thêm một lượng thịt nhỏ, tốt nhất là không chọn hải sản và nội tạng.
Nhóm người bị gút cũng nên hạn chế ăn nấm vì món này chứa lượng purine cao, những bệnh nhân bị tăng acid uric máu không nên ăn phần đáy nồi lẩu, đặc biệt, không uống nước lẩu. Bởi vì, các gia vị như hạt tiêu, ớt, mù tạt có thể gây bùng phát các cơn gút, ăn càng ít càng tốt.
Phụ nữ đang mang thai
Nhiều món lẩu thông thường các thực phẩm như thịt, cá, tôm cua, rau sẽ được nhúng trước khi ăn nhưng nếu các thực phẩm đó chưa chín kỹ có thể dẫn đến các bệnh ký sinh trùng như sán lá, đau bụng,...Do đó trong thời gian mang thai không nên ăn lẩu hoặc nếu ăn hãy chờ đến khi thức ăn chín hoàn toàn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và bà mẹ.
Người bị béo phì, mỡ máu cao
Những người đang mắc chứng béo phì, mỡ máu ca không nên ăn nhiều lẩu. Nếu ăn thì nên chọn loại lẩu nước suông nhạt hơn so với các loại nước lẩu có nhiều dầu mỡ. Một trong những điều quan trọng nhất là chú ý kiểm soát việc cho thêm các loại thực phẩm chứa chất béo và năng lượng cao trong khi ăn.
Không nên chọn lẩu vị cay vì thường sẽ kết hợp với nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, bạn nên chọn các loại nước thanh đạm nhất, lẩu rau củ quả luôn là ưu tiên hàng đầu. Trong bữa ăn, tốt nhất bạn nên ăn lẩu chay hoặc chọn rau củ quả để ăn thay vì chọn các món chứa năng lượng hoặc chất béo.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những ai không nên ăn nhiều lẩu?
Quây quần bên gia đình thưởng thức món lẩu kim chi chua cay ngày đông lạnh giá
Nên ăn gà đen ở đâu ngon khi du lịch Sapa?
10 nguyên tắc phòng huyết áp cao
Bị cao huyết áp, cẩn thận với cà phê
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.