Những ai không nên ăn nhiều lẩu?

11/2/2018 9:08:51 AM
Thời tiết đang dần chuyển lạnh cùng gia đình, bạn bè quây quần bên nồi lẩu thơm ngon, vừa thưởng thức đồ ăn nóng hổi, ngồi bên nhau hàn huyên tâm sự quả thực là một trải nghiệm thú vị trong thời tiết giá lạnh. Tuy nhiên, để tránh tổn hại đến sức khỏe những đối tượng này nên hạn chế ăn lẩu.

 

Thời tiết đang dần chuyển lạnh cùng gia đình, bạn bè quây quần bên nồi lẩu thơm ngon, vừa thưởng thức đồ ăn nóng hổi, ngồi bên nhau hàn huyên tâm sự quả thực là một trải nghiệm thú vị trong thời tiết giá lạnh. Tuy nhiên, để tránh tổn hại đến sức khỏe những đối tượng này nên hạn chế ăn lẩu.

Người có bệnh cao huyết áp

Bệnh nhân bị tăng huyết áp nên ăn các sản phẩm thịt chế biến ít hơn và ưu tiên thức ăn càng nhẹ càng tốt. Ở những bệnh nhân cao huyết áp ăn lẩu phải kiểm soát lượng muối.

Trước hết, đồ ăn nhúng kèm và nước lẩu cần chọn loại thanh đạm, một số thực phẩm có tính chất ngấm mặn thì nên hạn chế, ví dụ như đậu phụ, các loại khoai, các loại thực phẩm chế biến sẵn như viên thịt cá, xúc xíc, vì chúng tiềm ẩn lượng muối khá lớn.

Những món ăn này trong quá trình sản xuất đã có muối, nếu nấu lâu có thể bị ngấm muối mặn hơn, ăn nhiều dễ dàng bị tăng lượng muối quá mức, hạn chế uống nước lẩu vì muối đọng ở đáy nồi nhiều hơn.

Người bị bệnh gan

Những bệnh nhân bị bệnh gan, nóng trong, dùng thuốc nhuận tràng không được dùng món lẩu cừu. Bởi trong thịt cừu giàu đạm nếu như ăn gan sẽ phải làm việc nhiều dẫn đến tình trạng suy yếu và mệt mỏi hơn. Thay vào đó nên ăn những rau quả tươi, trái cây, loại đậu, gạo tẻ, bột mì,...

Người đang bị viêm họng mãn tính

Vào mùa lạnh nhiều người thường nghĩ ngay đến các món lẩu cay bởi nó giúp đưa đẩy, có lợi cho tiêu hóa. Tuy nhiên, với những người đang gặp phải tình trạng như mắc bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng, viêm họng mãn tính không nên ăn lẩu cay mà thay vào đó chọn những món ăn nhẹ nhàng, thanh mát tránh các gia vị kích thích.

Người có bệnh tiểu đường

Những người có mức tiểu đường không ổn định thì tuyệt đối không nên ăn lẩu bởi thành phần chính trong món lẩu thường là cá, tôm, cua,... chứa nhiều chất dinh dưỡng nên khi ăn sẽ khiến bạn khó kiểm soát được số lượng thức ăn trong suốt bữa ăn của mình. 

Phụ nữ đang mang thai

Nhiều món lẩu thông thường các thực phẩm như thịt, cá, tôm cua, rau sẽ được nhúng trước khi ăn nhưng nếu các thực phẩm đó chưa chín kỹ có thể dẫn đến các bệnh ký sinh trùng như sán lá, đau bụng,...Do đó trong thời gian mang thai không nên ăn lẩu hoặc nếu ăn hãy chờ đến khi thức ăn chín hoàn toàn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và bà mẹ.

Người có bệnh gút (gout)

Như đã biết những thực phẩm có chứa nhiều purin sẽ làm tăng khả năng tích tụ axit uric bên trong cơ thể và gây ra bệnh gout. Những loại thực phẩm này bao gồm phủ tạng động vật như các loại gan, bầu dục, óc, lá lách, trứng cá, nước dùng thịt, cá nục, nấm, măng tây, bia, socola, cacao,... Thành phần chính trong các món lẩu chủ yếu là những loại thực phẩm này do vậy bệnh nhân gút nên hạn chế ăn. Bệnh nhân gút nếu có ăn lẩu thì nên ăn ít hải sản và thịt động vật, đồ uống tốt hơn nên chọn là soda. Bệnh nhân gút nên chọn các món ăn chứa thành phần chủ yếu là thực phẩm chay, có thể ăn thêm một lượng thịt nhỏ, tốt nhất là không chọn hải sản và nội tạng.

Nhóm người bị gút cũng nên hạn chế ăn nấm vì món này chứa lượng purine cao, những bệnh nhân bị tăng acid uric máu không nên ăn phần đáy nồi lẩu, đặc biệt, không uống nước lẩu. Bởi vì, các gia vị như hạt tiêu, ớt, mù tạt có thể gây bùng phát các cơn gút, ăn càng ít càng tốt.

Người bị béo phì, mỡ máu cao

Những người đang mắc chứng béo phì, mỡ máu ca không nên ăn nhiều lẩu. Nếu ăn thì nên chọn loại lẩu nước suông nhạt hơn so với các loại nước lẩu có nhiều dầu mỡ. Một trong những điều quan trọng nhất là chú ý kiểm soát việc cho thêm các loại thực phẩm chứa chất béo và năng lượng cao trong khi ăn.

Không nên chọn lẩu vị cay vì thường sẽ kết hợp với nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, bạn nên chọn các loại nước thanh đạm nhất, lẩu rau củ quả luôn là ưu tiên hàng đầu. Trong bữa ăn, tốt nhất bạn nên ăn lẩu chay hoặc chọn rau củ quả để ăn thay vì chọn các món chứa năng lượng hoặc chất béo.

Một số lưu ý khi ăn lẩu:

Lẩu gà không dùng rau kinh giới: Lẩu gà tuyệt đối không được ăn với rau kinh giới. Bởi theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Kết hợp hai thứ này sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.

Lẩu bò không ăn cùng rau mùng tơi: Lẩu bò tuyệt đối không ăn kèm rau mùng tơi vì sẽ gây đau bụng, khiến bụng đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón.

Lẩu thịt dê kị giấm: Ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.

Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang: Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.

Suckhoecuocsong.com.vn/Theo eva

Các tin khác