WHO bổ sung thêm những dấu hiệu đặc biệt khác của Covid-19
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nhất là khi tại Việt Nam ghi nhận nhiều ca bệnh mắc Covid-19 trong cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây bổ sung thêm những dấu hiệu đặc biệt khác của Covid-19 để người dân có kiến thức chính xác về dịch Covid-19.
Những triệu chứng từ đơn giản đến nghiêm trọng cho thấy bạn đã mắc Covid-19
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết Covid-19 tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Hầu hết những người nhiễm virus sẽ có triệu chứng bệnh từ nhẹ đến trung bình và có thể hồi phục mà không cần nhập viện.
Các triệu chứng thường gặp nhất:
+ Ho khan
+ Sốt
+ Mệt mỏi
Các triệu chứng ít gặp hơn:
+ Đau nhức
+ Đau họng
+ Nhức đầu
+ Tiêu chảy
+ Nghẹt mũi
+ Viêm kết mạc
+ Mất vị giác hoặc khứu giác
+ Da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái
Các triệu chứng nghiêm trọng:
+ Khó thở
+ Mất khả năng nói hoặc cử động
+ Đau hoặc tức ngực
WHO cho rằng, hầu hết bệnh nhân (khoảng 80%) có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, người già và những người mắc bệnh nền như huyết áp cao, các vấn đề về tim và phổi, tiểu đường hoặc ung thư, có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Những việc cần làm khi phát hiện mình có triệu chứng của Covid-19
+ Cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 là người có triệu chứng bệnh như: ho, sốt, khó thở, đau ngực... mới trở về từ vùng dịch (nơi đã báo cáo có các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới) hoặc đã có tiếp xúc gần với những bệnh nhân nhiễm hoặc nghi nhiễm.
+ Cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 là người có triệu chứng bệnh như: ho, sốt, khó thở, đau ngực... mới trở về từ vùng dịch.
+ Trước khi đi khám, người dân nên gọi điện trước đến đường dây nóng (1900.9095 - Bộ Y tế để được tư vấn chi tiết cách xử trí, đi lại, phòng hộ (cần dùng khẩu trang y tế trong suốt quá trình di chuyển) và thực hiện việc thăm khám tại các khu cách ly riêng của bệnh viện đó.
+ Nếu thuộc nhóm đối tượng dễ nhiễm Covid-19 kể trên nhưng hiện tại vẫn chưa có triệu chứng bệnh hoặc chỉ xuất hiện triệu chứng cúm nhẹ, bạn nên tự cách ly tại nhà, thời gian tối đa 14 ngày.
Tự cách ly tại nhà cần lưu ý điều gì?
+ Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng, giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2m và tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày.
+ Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly.
+ Người được cách ly hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác.
+ Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.
+ Tự thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly; không ăn chung cùng những thành viên trong gia đình, nơi lưu trú.
+ Hoang mang, lo lắng kèm theo bực dọc, giận dữ dễ dẫn tới stress. Điều này sẽ làm cho sức đề kháng bị giảm. Hãy giữ tâm thái bình tĩnh trước mọi chuyện.
+ Không khạc nhổ bừa bãi
+ Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống với người thân trong gia đình.
+ Súc miệng bằng nước muối, nước súc miệng
+ Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong thực đơn, tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa qua nấu nướng.
+ Vệ sinh các bề mặt: như máy tính, đồng hồ, điện thoại, bàn bếp, chìa khóa… ít nhất một lần bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường.
+ Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở.
Nguồn Nhịp sống việt
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.