Viêm xoang: những thực phẩn nên ăn, hạn chế ăn

9/23/2022 4:18:00 PM
Khi thời tiết giao mùa nhiều người gặp phải tình trạng viêm xoang gây khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt hằng ngày.

 

Viêm xoang: những thực phẩn nên ăn, hạn chế ăn

Khi thời tiết giao mùa nhiều người gặp phải tình trạng viêm xoang gây khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt hằng ngày. Để giảm các triệu chứng viêm xoang, không khiến bệnh thêm trầm trọng nên tránh ăn những thực phẩm nào, nên ăn những thực phẩm nào?

Bệnh viêm xoang thường gặp ở mọi lứa tuổi, khi bị viêm xoang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, áp xe não, viêm phế quản,....

Viêm xoang xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết giao mùa, tỷ lệ người mắc viêm xoang, tái bệnh viêm xoang trở nên tăng đột biến. Khi bị viêm xoang làm ảnh hưởng đến các xoang, các hốc trong xương quanh mũi. Các xoang được lót bởi một lớp chất nhầy mỏng và khi lớp niêm mạc này bị viêm, có thể gây ra sự tích tụ chất nhầy, dẫn đến tắc mũi và khó thở. Tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.

Khi bị viêm xoang sẽ xuất hiện các triệu chứng như: chảy nước mũi, cảm giác áp lực ở mặt và đau trong xoang, đau đầu, sốt nhẹ hoặc sốt sao, chóng mặt, choáng váng khi nghiêng về phía trước, vùng mắt đau nhức từng cơn, theo nhịp mạch đập của cơ thể, hắt xì hơi mạnh gây đau nhức, cảm giác ăn không ngon, ngủ không yên giấc, không thể tập trung suy nghĩ và làm việc được

Nguyên nhân gây viêm xoang

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm xoang, một trong những nguyên nhân chính gây viêm xoang bao gồm:

+ Dị ứng ứng có thể gây ra phản ứng viêm, virus, vi khuẩn, nấm cũng có thể gây ra tình trạng viêm xoang

+ Các bất thường về cấu trúc trong mũi như lệch vách ngăn cũng có thể dẫn đến viêm xoang

+ Cảm lạnh và các bệnh khác là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm xoang.

Khi bị viêm xoang để tránh bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, giúp bản thân cảm thấy tốt hơn hãy nên ăn những thực phẩm cũng như hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm xoang

Viêm xoang: những thực phẩn nên ăn, hạn chế ăn

Những thực phẩm nên tránh ăn khi bị viêm xoang

Sản phẩm từ sữa

Những sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát, bơ và kem, các loại thực phẩm có chứa sữa như bánh pizza, mì ống và pho mát người bị viêm xoang cũng tránh ăn. Bởi các sản phẩm từ sữa có chứa một loại protein gọi là casein, có thể gây viêm xoang ở một số người.

Dị ứng casein cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm xoang, xuất hiện tình trạng nghẹt mũi, tốt nhất bạn nên tránh nó càng nhiều càng tốt, đặc biệt nếu bạn bị viêm xoang.

Thực phẩm giàu histamine

Những thực phẩm giàu histamine như một số loại rau và trái cây khô như cà chua, bơ, cà tím, nho khô và mơ, dưa cải, kim chi, sữa chua, giấm, kombucha và rượu cũng chứa nhiều histamine. Các loại thực phẩm khác bao gồm thịt đã qua chế biến như xúc xích và giăm bông, pho mát lâu năm và sô cô la chúng ta nên tránh ăn nhiều để tránh tình trạng viêm xoang có thể diễn biến nặng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý.

Như đã biết, histamine được sản xuất bởi các tế bào bạch cầu của cơ thể để hỗ trợ chống lại những chất gây dị ứng có thể có trong cơ thể. Trong các thực phẩm hằng ngày có nhiều loại thực phẩm chứa histamine. Nếu chúng ta không dung nạp histamine, ăn thực phẩm chứa nhiều histamine có thể dẫn đến tích tụ trong cơ thể và gây ra các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi và đau xoang. Bên cạnh đó, nếu chúng ta bị viêm xoang, ăn những thực phẩm này có thể gây ra phản ứng tương tự.

Thực phẩm giàu salicylat

Những thực phẩm giàu salicylat như trái cây khô, cà chua, ớt, mật ong, nấm, hạnh nhân và đậu phộng cũng hạn chế ăn để giảm thiểu tình trạng viêm xoang có thể nặng hơn.

Bởi theo các chuyên gia cho biết, salicylat là một hóa chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực vật. Mặc dù tốt cho sức khỏe, nhưng đối với một số người, salicylat có thể gây ra phản ứng dị ứng dẫn đến các triệu chứng viêm xoang như nghẹt mũi, chảy nước mũi và đau đầu. Đồng thời, nên tránh uống cà phê, trà vì những đồ uống này có thể chứa nhiều salicylat

Thực phẩm có đường

Khi ăn những thực phẩm có đường, chứa nhiều đường khi bị viêm xoang có thể gây viêm trong cơ thể, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm xoang do đó nên hạn chế ăn. Bởi đường trong các thực phẩm có đường có thể nuôi dưỡng vi khuẩn, virus, kéo dài tình trạng nhiễm trùng

Khi bị viêm xoang chúng ta nên hạn chế ăn đồ ăn nhiều đường để có thể nhanh chóng hồi phục hơn. Đồng thời, một chế độ ăn nhiều thực phẩm có đường cũng có thể dẫn đến tăng cân, tiểu đường, huyết áp, cũng như các vấn đề sức khỏe khác.

Do vậy một số thực phẩm có đường như bánh kẹo, kẹo, bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng, nước hoa quả, nước ngọt và nước tăng lực nên hạn chế ăn để tránh tình trạng viêm xoang trở nên nặng hơn. Thay vào đó thiết lập chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ, trái cây tươi như quả mọng, táo và trái cây họ cam quýt vừa giúp giảm viêm trong cơ thể vừa cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm khác.

Những thực phẩm nên ăn khi bị viêm xoang

Khi bị viêm xoang bên cạnh việc tránh ăn những thực phẩm làm tránh tình trạng bệnh có thể diễn biến nặng hơn hãy thiết lập chế độ ăn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt nên ăn những thực phẩm dưới đây, có lợi cho người bị viêm xoang, bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm

Thực phẩm giàu kẽm

Khi bị viêm xoang nên bổ sung những thực phẩm giàu kẽm như hải sản, tôm, cua, ốc, thịt heo, ngũ cốc… sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm sưng ở niêm mạc mũi

Gia vị, đồ ăn có tính ấm

Các loại thực phẩm có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, tính ấm như gừng, hành hẹ, tỏi, mật ong… người bệnh viêm xoang nên ăn thường xuyên. Những gia vị, đồ ăn có tính ấm thường được sử dụng như những bài thuốc dân gian giúp làm dịu tổn thương mũi họng, tăng khả năng chống lại nhiễm trùng, ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, người bệnh viêm xoang cũng nên cần bổ sung các thực phẩm như: củ từ, gạo nếp, táo tàu, đường đỏ,… giúp bổ phế

Thực phẩm giàu omega-3

Các thực phẩm giàu Omega-3 mà người bệnh viêm xoang nên bổ sung như cá hồi, cá nục, cá mòi, cá trích, hạt lanh, hạt hướng dương…Bởi omega-3 có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị bệnh, giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu do viêm nhiễm gây ra, hạn chế sự xuất hiện của các phản ứng dị ứng

Thực phẩm giàu vitamin C

Những thực phẩm giàm vitamin C như như bông cải xanh, cải bó xôi, khoai tây, khoai lang, kế, ớt chuông, cà rốt,… hoặc các loại trái cây có múi như cam, quýt… có tác dụng tăng cường đề kháng và khả năng miễn dịch, giảm viêm nhiễm mũi xoang, làm loãng dịch nhầy và cải thiện triệu chứng bệnh, hỗ trợ làm giảm các biểu hiện viêm đường hô hấp một cách hiệu quả

Uống đủ nước

Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc rất có lợi cho bệnh nhân viêm xoang. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, dịch nhầy sẽ loãng ra, dịch mủ giảm tiết khiến mũi thông thoáng hơn, tình trạng nghẹt mũi cũng nhờ đó mà thuyên giảm các tình trạng viêm xoang.

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm xoang?

Để điều trị bệnh viêm xoang các bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng. Đồng thời, có thể sử dụng thêm một số loại thuốc không kê đơn như ibuprofen để giảm đau và viêm.

Giảm tình trạng tắc nghẽn mũi khi bị viêm xoang có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc tắm nước nóng. Bên cạnh đó, nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng, hạn chế thức khuya, tránh những thực phẩm có thể khiến tình trạng viêm xoang trở nên nặng hơn, tắm nước nóng, uống nước ấm khi thời tiết lạnh, thời tiết chuyển mùa, tránh hoạt động gắng sức, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh, tránh tiếp xúc với các chất kích ứng từ môi trường như bụi, phấn hoa và khói.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Mẹo đẩy lùi viêm xoang nhờ tập cảm xạ

4 dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xoang

Viêm mũi xoang mạn tính: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Viêm mũi xoang cấp tính: chẩn đoán, triệu chứng, biến chứng, điều trị

Phân biệt cúm A với viêm mũi họng cấp đúng chuẩn

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác