Trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 10 có đáp án: Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (tiếp)
Trắc nghiệm Lịch sử 8 bài 10: Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (tiếp)
Câu 1: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?
A. Cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh
B. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh
C. Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông
D. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Tân Sửu
Trong những năm 1840-1842, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc của chủ nghĩa thực dân phương Tây
Câu 2: Phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc là phong trào đấu tranh của lực lượng nào?
A. giai cấp tư sản.
B. giai cấp nông dân.
C. giai cấp tiểu tư sản.
D. giai cấp công nhân.
Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, một phong trào nông dân chống đế quốc bùng nổ ở miền Bắc Trung Quốc, đó là phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã kết thúc?
A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại tổng thống, Viên Thế Khải lên thay.
C. Triều đình Mãn Thanh câu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.
D. Khởi nghĩa Vũ Xương bị thất bại.
Ngày 29-12-1911, một chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Tuy nhiên, những người lãnh đạo không kiên quyết lại vội vã thương lượng, đưa Viêm Thế Khải – vốn là một đại thần của nhà Thanh lên thay Tôn Trung Sơn (2-1912) làm Tổng thống. Cách mạng coi như chấm dứt.
Câu 4: Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?
A. Hồng Tú Toàn
B. Lương Khải Siêu
C. Khang Hữu Vi
D. Tôn Trung Sơn
Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là Tôn Trung Sơn
Câu 5: Nội dung cơ bản của học thuyết Tam dân là
A. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
B. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do
C. Dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
D. Dân tộc độc lập, dân chủ, tự do, dân sinh hạnh phúc
Tôn Trung Sơn đã đề ra Học thuyết Tam dân với nội dung cơ bản: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
Câu 6: Trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, triều đình Mãn Thanh có phản ứng như thế nào?
A. Kiên quyết đấu tranh chống đế quốc đến cùng
B. Thỏa hiệp với đế quốc để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
C. Kêu gọi sự giúp đỡ của các nước chư hầu chống lại thực dân phương Tây
D. Vừa đánh vừa đàm phán để từng bước gạt bỏ ảnh hưởng của thực dân phương Tây
Trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, triều đình Mãn Thanh đã tìm cách thỏa hiệp với các nước đế quốc, lần lượt kí các hiệp ước bất bình đẳng để bảo vệ quyền lợi của dòng họ, tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
Câu 7: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là
A. Không dựa vào lực lượng nhân dân
B. Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm
C. Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt
D. Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là do sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu đứng đầu là Từ Hi Thái hậu. Thời kì này toàn bộ quyền lực đều nằm trong tay Từ Hi thái hậu, vua Quang Tự chỉ là bù nhìn. Bản thân Từ Hi và phe cánh của bà kịch liệt phản đối cải cách do sợ bị đụng chạm đến quyền lợi.
Câu 8: Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ?
A. Khởi nghĩa vũ trang ở Vũ Xương (10-10-1911)
B. Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912)
C. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh (29-12-1911)
D. Sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt của triều đình Mãn Thanh (9-5-1911)
Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng nhân dân và trong tầng lớp tư sản, châm ngòi cho một cuộc cách mạng – Cách mạng Tân Hợi (1911)
Câu 9: Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập không nhằm mục tiêu nào sau đây?
A. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa
B. Thành lập Dân quốc
C. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất
D. Đánh đổ đế quốc, khôi phục Trung Hoa
Tháng 8- 1905, Tôn Trung Sơn và những người đồng chí của mình đã thành lập Trung Quốc Đồng minh hội nhằm đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất
Câu 10: Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911)?
A. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B. Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.
C. Không tích cực chống phong kiến đến cùng.
D. Không lật đổ được chế độ phong kiến.
Hạn chế của cách mạng Tân hợi (1911):
+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc.
+ Không tích cực chống phong kiến đến cùng.
+ Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
=> cách mạng Tân hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản không triệt để
Câu 11: Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản?
A. Giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.
B. Nhân dân lao động hoàn toàn được hưởng thành quả của cách mạng.
C. Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của đế quốc.
D. Thiết lập nền cộng hòa của giai cấp tư sản.
Cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản vì nó đã giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xác lập chế độ cộng hòa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Câu 12: Cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị- xã hội Trung Quốc có điểm gì nổi bật?
A. Trở thành nước quân chủ lập hiến
B. Bị biến thành nước thuộc địa, nửa phong kiến
C. Bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến
D. Vẫn là một nước phong kiến độc lập
Năm 1901, triều đình Mãn Thanh đã kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu, theo đó Trung Quốc phải trả một khoản tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. Với Điều ước Tân Sửu, Trung Quốc đã thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến
Câu 13: Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc đàn áp phong trào
B. Thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn
C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
D. Thiếu sự liên kết với quốc tế
Nguyên nhân chung dẫn tới sự thất bại của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:
- Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc để đàn áp phong trào
- Vũ khí thô sơ trong khi các nước đế quốc lại được trang bị các loại vũ khí hiện đại, quân đội thiện chiến
- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu
- Các phong trào chỉ phát triển trong một lực lượng xã hội nhất định mà không trở thành một phong trào dân tộc rộng lớn, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia
Câu 14: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là
A. Phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất
B. Phải kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến
C. Phải sử dụng bạo lực cách mạng để giành độc lập
D. Phải có sự liên kết với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Hạn chế lớn nhất của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là chưa có sự kết hợp hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Vì Trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, triều đình phong kiến Mãn Thanh đã bán rẻ quyền lợi dân tộc, đầu hàng, làm tay sai cho các nước đế quốc. Do đó, bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là phải kết hợp hai nhiệm vụ này
Phần tiếp theo:
Câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 10 có đáp án: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX
Tổng hợp các câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án: ôn tập các bài, các chương, kiểm tra
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 27 có đáp án: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 13 có đáp án: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918 (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 Bài 31 có đáp án: Ôn tập lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1918)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 30 có đáp án: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 (Tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 29 có đáp án: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế (Tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 28 có đáp án: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 26 có đáp án: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 25 có đáp án: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 24 có đáp án: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 (tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 23 có đáp án: Ôn tập kiểm tra Học kì I lịch sử thế giới hiện đại
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 22 có đáp án: Sự phát triển văn hoá, khoa học – kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX (tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 21 có đáp án: Chiến tranh thế giới thứ hai (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 20 có đáp án: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (Phần tiếp)
- Câu trắc nghiệm Lịch sử 8 lớp Bài 20 có đáp án: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 19 có đáp án: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 18 có đáp án: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 17 có đáp án: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (Phần tiếp)
- Câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 16 có đáp án: Liên Xô xây dựng Chủ nghĩa Xã hội (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 15 có đáp án: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (Phần tiếp)
- Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 14 có đáp án: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (Phần tiếp)
Các tin khác
-
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1) -
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án chính xác -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án chính xác: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Các giới sinh vật -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật