Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 20 có đáp án: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (Phần tiếp)

12/7/2021 12:02:00 PM
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 20 có đáp án chính xác: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (Phần tiếp)

 

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 20 có đáp án: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (Phần tiếp)

Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939)

Câu 1: Tháng 7-1921 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Nội chiến Quốc - Cộng bùng nổ 

B. Phong trào Ngũ tứ bùng nổ 

C. Chiến tranh Bắc Phạt bùng nổ 

D. Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập

Với sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, năm 1920, một số nhóm cộng sản đã ra đời. Trên cơ sở các nhóm này, tháng 7-1921, Đảng cộng sản Trung Quốc đã thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. Từ đây, giai cấp vô sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.

Câu 2: Phong trào Ngũ Tứ đã giương cao khẩu hiệu đấu tranh nào?

A. Giết hết bọn giặc bán nước 

B. Trung Quốc của người Trung Quốc 

C. Trung Quốc bất khả xâm phạm

D. Trung Quốc độc lập muôn năm 

Ngày 4 tháng 5 là ngày Chủ nhật. Hơn hai giờ chiều, hơn ba nghìn học sinh của Đại học Bắc Kinh, Cao đẳng Sư phạm và hơn mười trường học khác tập trung ở Thiên An Môn. Học sinh giương cao khẩu hiệu “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “Trừng phạt những kẻ bán nước Tào, Chương, Lục”

Câu 3: Trong năm 1930, những Đảng cộng sản nào đã lần lượt ra đời ở khu vực Đông Nam Á?

A. Đảng cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin

B. Đảng cộng sản Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a

C. Đảng cộng sản Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm  

D. Đảng cộng sản Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po

Từ thập niên 20, giai cấp vô sản trẻ tuổi ở Đông Nam Á cũng bắt đầu trưởng thành. Một số Đảng cộng sản được thành lập, đầu tiên là Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920), tiếp theo trong năm 1930, các đảng công sản ra đời ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin.

Câu 4: Phong trào giải phóng dân tộc đã giành thắng lợi ở những nước châu Á nào trong giai đoạn 1919-1939?

A. Trung Quốc, Ấn Độ 

B. Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì 

C. Việt Nam, Thổ Nhĩ Kì

D. Philippin, Mông Cổ 

Trong giai đoạn 1919-1939, phong trào giải phóng dân tộc của châu Á đã giành thắng lợi ở

Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kì.

- Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921-1924) giành thắng lợi đã đưa đến sự thành lập của nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ

- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì giành thắng lợi (1919-1922) kết thúc thắng lợi với sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì

Câu 5: Sau sự thất bại của ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường nào?

A. Quân chủ lập hiến

B. Dân chủ tư sản 

C. Xô viết công- nông- binh

D. Chuyên chính vô sản 

Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản

Câu 6: Yếu tố nào có tác động trực tiếp đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?

A. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917 

B. Chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc 

C. Phong trào hòa bình dân chủ dâng cao ở các nước tư bản

D. Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc 

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc để bù đắp những thiệt hại của chiến tranh đã tác động trực tiếp đến các nước Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao.

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bùng nổ phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc là

A. Sự trưởng thành về ý thức dân tộc của các giai cấp tiên tiến trong xã hội Trung Quốc

B. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917

C. Phản đối sự chuyển giao vùng Sơn Đông do Đức kiểm soát sang cho Nhật Bản của các nước đế quốc

D. Chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của các nước đế quốc sau chiến tranh đối với Trung Quốc

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận đã kí Hiệp ước Vécxai - Oasinhton, trong đó có điều khoản chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) từ tay Đức sang cho Nhật.

=> Ngày 4-5-1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc, phong trào Ngũ Tứ bùng nổ.

Câu 8: Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống lại chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh trong những năm 1918 -1929 là

A. bạo lực cách mạng 

B. đấu tranh chính trị 

C. đấu tranh vũ trang 

D. hòa bình, không bạo lực

Xuất phát từ đặc điểm lịch sử của Ấn Độ, Đảng Quốc đại đứng đầu là M. Gandi lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực như không đóng thuế, tẩy chay hàng hóa Anh... Phong trào này được đông đảo các tầng lớp nhân dân Ấn Độ hưởng ứng.

Câu 9: Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917 

B. Chính sách trút gánh nặng khủng hoảng của các nước đế quốc 

C. Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc 

D. Phong trào hòa bình dân chủ dâng cao ở các nước tư bản

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở khu vực châu Á là do sự tác động của các nhân tố sau:

- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917: cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản mà còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vì nó đã giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga khỏi ách thống trị của Nga hoàng => cổ vũ, mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh đi đến thắng lợi

- Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ở các đế quốc đều bị đổ dồn lên vai nhân dân thuộc địa => mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

- Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc ở thuộc địa như giai cấp tư sản dân tộc, vô sản…

Câu 10: Vì sao năm 1937, Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc lại đình chỉ nội chiến và tiến hành hợp tác với nhau?

A. Do lực lượng của hai bên suy yếu 

B. Do cả hai cần tập trung lực lượng chống lại tập đoàn quân phiệt ở phía Bắc 

C. Do cần tập trung lực lượng chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản 

D. Do các nước đế quốc đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc

Tháng 7 - 1937, Nhật Bản phát động cuộc tấn công xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trước nguy cơ đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng đã đình chỉ nội chiến, cùng hợp tác chống Nhật. Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì mới: Quốc - Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật.

Câu 11: Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Tồn tại song song xu hướng cải cách và bạo động 

B. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản 

C. Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản 

D. Tồn tại song song khuynh hướng vô sản và tư sản

Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là sự tồn tại song song khuynh hướng vô sản và tư sản. Cả 2 khuynh hướng đều nỗ lực vươn lên giải quyết nhiệm vụ do lịch sử các dân tộc đặt ra

Câu 12: Điểm mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong giai đoạn 1919-1939 so với giai đoạn trước là

A. Sự xuất hiện của giai cấp tư sản trên vũ đài chính trị 

B. Sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước mới- vô sản 

C. Đấu tranh chống lại chủ nghĩa phát xít 

D. Hầu hết các cuộc đấu tranh đều giành thắng lợi

- Điểm mới của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong giai đoạn 1919-1939  so với giai đoạn trước là sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước mới- vô sản với biểu hiện là nhiều Đảng Cộng sản đã được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng ở các nước như ở: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam

Câu 13: Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Khuynh hướng vô sản ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng 

B. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng tư sản và vô sản 

C. Khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối 

D. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản

Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là sự tồn tại song song của hai khuynh

hướng dân chủ tư sản và vô sản. Đây thực chất cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo tuyệt đối phong trào đấu tranh giữa khuynh hướng tư sản và vô sản

Phần tiếp theo:

Câu trắc nghiệm Lịch sử 8 lớp Bài 20 có đáp án: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án: ôn tập các bài, các chương, kiểm tra

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác