Thói quen gây sâu răng dù vẫn đánh răng đều

4/22/2022 4:33:00 PM
Dù đã vệ sinh răng miệng mỗi ngày nhưng nếu vẫn duy trì một trong những thói quen dưới đây thì chúng ta vẫn bị sâu răng như thường.

 

Thói quen gây sâu răng dù vẫn đánh răng đều

Dù đã vệ sinh răng miệng mỗi ngày nhưng nếu vẫn duy trì một trong những thói quen dưới đây thì chúng ta vẫn bị sâu răng như thường.

Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày có tác dụng đánh bay mảng bám thức ăn thừa, vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ sâu răng. Nhưng một số người dù ngày nào cũng đánh răng nhưng vẫn bị sâu răng thì có thể do đã mắc phải một trong những sai lầm sau.

Những thói quen xấu vô tình gây sâu răng dù vẫn đánh răng thường xuyên

Đánh răng quá vội vàng

Đánh răng là phương pháp làm sạch bề mặt răng thông dụng nhất có tác dụng đánh bay mảng bám thức ăn thừa, vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ sâu răng. Khi đánh răng bên cạnh việc lựa chọn loại kem đánh răng phù hợp cần phải thực hiện đúng thao tác, phải chải răng ít nhất 3 phút mỗi  lần. Nhưng không phải ai cũng thực hiện đủ thời gian khuyến cáo nhất là trẻ em.  Việc chải răng quá vội vàng, không đủ thời gian, bỏ qua bước chải lưỡi dẫn đến việc các mảng bám sẽ không được làm sạch hoàn toàn. Lâu dần khiến cho các kẽ răng khó làm sạch, dần sinh ra các mảng bám, cao răng, vi khuẩn tích tụ, tấn công vào răng gây sâu răng.

Không khám răng định kỳ

Nhiều người chỉ khi răng gặp các triệu chứng như sâu răng, ê buốt răng lợi, chảy máu chân răng,…thì mới đi kiểm tra răng. Nhưng các bạn có biết cao răng có thể tích tụ khiến nướu bị co lại, gây tiêu xương ổ răng...

Sử dụng tăm xỉa răng

Nhiều người có thói quen sử dụng tăm xỉa răng để loại bỏ các thức ăn dính vào giữa các kẽ răng. Nhưng chính thói quen này lại gây ra tình trạng sâu răng nếu duy trì thời gian dài. Khi xỉa răng để loại bỏ các thức ăn thừa trong kẽ răng nhưng tăm bị hạn chế về khả năng tiếp cận giữa các kẽ răng do kích thước quá lớn. Khi sử dụng thường xuyên không chỉ gây tổn thương nướu mà còn tạo ra các lỗ hổng giữa kẽ răng để vi khuẩn kí sinh và phá hủy hàm răng của bạn

Không súc miệng, đánh răng ngay sau khi ăn đồ ngọt

Không súc miệng hay đánh răng ngay sau khi ăn đồ ngọt là một trong những thói quen khá nhiều người mắc phải. Bởi vi khuẩn trong khoang miệng tồn tại nhờ chuyển hóa đường thành năng lượng, trong quá trình đó, chúng tạo ra axit làm mòn, đổi màu và khiến răng dễ gãy hơn

Nếu như không súc miệng ngay sau khi ăn đồ ngọt, chứa nhiều đường khiến cho giữ lại những mảng bám thức chứa nhiều đường này càng lâu trong miệng, vi khuẩn có hại càng có nhiều thời gian để "ăn" đường và tạo ra nhiều axit phá hủy răng hơn từ đó gây tình trạng sâu răng.

Dùng bàn chải quá cứng

Nhiều người thường thích sử dụng bàn chải cứng để vệ sinh răng miệng, loại bỏ các mảng bám trên các kẽ răng. Nhưng việc sử dụng bàn chải quá cứng trong quá trình làm sạch răng sẽ có thể gây ra những tổn thương trên răng và nướu

Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài sẽ khiến lợi bị co lại, chân răng mòn đi và trở nên rất dễ chảy máu

Bên cạnh đó, cần thay bàn chải nhất cứ mỗi 3-6 tháng một lần để đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi trên bàn chải đánh răng. Nguyên nhân bởi mảng bám cũng có thể xuất hiện trên bàn chải đánh răng đã được sử dụng trong thời gian dài. Do đó nếu sử dụng bàn chải đánh răng thời gian dài hiệu quả làm sạch sẽ càng giảm từ đó gây tình trạng sâu răng hay các bệnh về răng miệng khác.

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, phòng ngừa sâu răng hãy thực hiện theo các khuyến cáo sau:

Do vậy nên đi khám răng định kỳ từ 3-6 tháng một lần để kiểm tra răng và làm sạch cao răng, hạn chế sâu răng  và tránh các bệnh viêm nướu về sau.

Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày bằng bàn chải mềm và chải răng nhẹ nhàng. Luôn nhớ xỉa răng bằng chỉ tơ nha khoa bởi chỉ tơ có thế làm sạch những góc mà bàn chải không thể chạm tới được. Súc miệng bằng nước súc miệng sau khi đánh răng. Nếu bạn không thể chải răng sau khi đánh răng, hãy dùng nước súc miệng. Lựa chọn loại nước súc miệng không cồn với hàm lượng flouride để giảm nguy cơ răng nhạy cảm. Dùng nước súc miệng trước khi đi ngủ để tác dụng của nước súc miệng không bị mất đi quá nhanh.

Tránh xa các đồ uống chứa nhiều axit, đặc biệt là nước có ga, nước cà chua, cam, chanh. Tránh ăn các thức ăn quá nóng hoặc lạnh. Ăn nhiều thức ăn cay sẽ khiến cho men răng bị mỏng đi dẫn đến sự nhạy cảm. Thêm vào đó, các thức ăn mặn sẽ càng làm trầm trọng vấn đề hơn, đặc biệt khi men răng đã bị tổn thương. Chúng có thể dễ dàng chạm tới phần cân răng của bạn, dẫn đến những cơn đau nhói. Thay vào đó hãy luyện tập một chế độ ăn cân bằng. Ăn thức ăn chứa nhiều chất xơ khiến tuyến nước bọt hoạt động tốt, giúp tạo nên các khoáng chất chống lại quá trình gây nhạy cảm cho răng. Nguồn chất xơ tốt là các loại hoa quả khô như chà là, nho khô, quả vả, và các loại hoa qua tươi như chuối và táo. Bạn cũng nên ăn các loại rau như các loại đậu, cải bắp, đậu Hà Lan, đậu phộng, quả hạnh nhân. Trong trường hợp bạn không thẻ đánh răng nhiều lần trong ngày, ăn một trái táo là gợi ý đơn giản nhất cho bạn.

Các thức ăn từ bơ sữa là nguồn canxi lý tưởng, với các lựa chọn như sữa, sữa chua và phomat. Nếu bạn lo lắng về cân nặng và lượng cholesterol, có thể lựa chọn sữa không béo hoặc sữa chua ít béo. Một lựa chọn khác nữa là các loại rau có lá như rau bông cải xanh, cá, quả hạnh nhân, hạt Brazil và các loại đậu khô.

nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, giúp loại bỏ mảng bám, ngăn vi khuẩn tích tụ kẽ chân răng. Loại lông cứng dễ làm tổn thương nướu, gây mòn men răng, tụt lợi, ê buốt. Sau 3 tháng, nên thay bàn chải định kỳ, bởi lông bàn chải để lâu sẽ thành ổ vi khuẩn tích tụ.

Nước súc miệng sử dụng ngay sau khi đánh răng, giúp tăng hiệu quả loại bỏ vi khuẩn và hơi thở có mùi. Trên thị trường có nhiều loại nước súc miệng, ngoài giảm nguy cơ gây sâu răng, còn giúp ngừa viêm lợi, chảy máu chân răng.

MH

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ lão hóa răng sớm, cách phòng ngừa hiệu quả

Ê buốt răng: nguyên nhân và cách phòng ngừa

Những tác hại không ngờ ảnh hưởng tới cơ thể của việc lười đánh răng

Cách chăm sóc răng miệng cho bà bầu để tránh sinh non, sinh con nhẹ cân

Người bị mọc răng khôn nên và không nên ăn gì?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác