Phân biệt rắn hổ mang đực với rắn hổ mang cái

5/20/2019 5:26:00 PM
Phân biệt chính xác rắn cái và rắn đực là một công việc không thể thiếu, bởi nếu không căn đúng tỷ lệ đực cái, đến mùa sinh sản có thể sẽ sinh ra rất nhiều phiền toái trong việc chăm sóc sau này.

 

Trong quá trình chăm sóc rắn hổ mang bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các bạn cách phân biệt rắn hổ mang đực với rắn hổ mang cái được những người nuôi rắn kinh nghiệm mách bảo.

Phân biệt rắn hổ mang đực với rắn hổ mang cái

Thông thường để phân biệt đâu là rắn hổ mang đực và cái thật không đơn giản do chúng có hình dạng và màu sắc gần giống nhau, mặt khác chúng lại có cơ quan sinh sản nằm bên trong cơ thể nên rất khó phân biệt

Rắn hổ mang đực:

Rắn hổ mang đực có đuôi dài hơn và phần đầu của đuôi (nơi tiếp giáp với hậu môn) hơi phình ra. Do ở chỗ gần hậu môn có một đôi cơ quan tiếp xúc, về mặt giải phẫu học gọi nó là bán dương vật.

Kích thước và trọng lượng: Rắn hổ mang đực sở hữu thân thon dài, có 2 cựa dài ở hai bên hậu môn lộ ra ngoài. Vẩy quanh hậu môn nhỏ xếp sít nhau, ấn mạnh tay vào hai bên huyệt thấy cơ quan giao cấu lộ ra

Phân biệt rắn hổ mang đực với rắn hổ mang cái

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Rắn hổ mang cái:  

Phần đuôi của rắn cái tương đối ngắn và từ hậu môn xuống phần sau nhỏ thắt lại.

Kích thước và trọng lượng: Trọng lượng của rắn hổ mang cái thường nhỏ hơn rắn hổ mang đực một chút. Rắn hổ mang cái sở hữu thân to mập cựa hai bên hậu môn ngắn, nằm ẩn sâu bên trong. Vẩy quanh hậu môn to, xếp không sít nhau, không thấy có cơ quan giao cấu.

Đặc điểm sinh sản của rắn hổ mang

Trong môi trường tự nhiên rắn hổ mang thường sống đơn độc cho đến mùa sinh sản rắn đực và rắn cái mới tìm đến nhau.

Hàng năm, từ tháng 3-8 âm lịch là mùa sinh sản của rắn còn đối với trong môi trường nuôi nhốt tại các trại nuôi mùa sinh sản có thể diễn ra muộn hơn.

Khi bước vào mùa sinh sản rắn cái, bò tới bò lui tìm chỗ trống chui ra (tìm đực), đồng thời tiết ra chất dịch có mùi đặc trưng để báo hiệu và quyến rũ rắn đực.

Nếu thời điểm rắn hổ mang cái động đực xuất hiện nhiều rắn đực những con hổ mang đực sẽ vật lộn, xô đẩy nhau để tranh bạn tình. Khi chúng cặp được rắn cái con đực sẽ tán tỉnh và dò xét phản ứng của đối phương. Những con rắn hổ mang đực sẽ ngửi vào thân rắn cái để dò xét, biểu lộ ý muốn, nhằm đảm bảo an toàn. Rắn đực thường xoa đầu mình vào thân rắn cái. Nếu rắn cái có biểu hiện dè đặt giao phối thì rắn đực sẽ húc hoặc đẩy nhẹ vào thân rắn cái.

Sau khi rắn cái ưng thuận thì cả hai sẽ bước vào quá trình giao phối. Hai con rắn quấn cơ thể vào nhau theo hình xoắn dây. Rắn cái ngẩng cao cái đầu trong khi rắn đực tiến hành giao phối. Hoạt động này thường kéo dài khoảng vài giờ.

Suckhoecuocsong.vn (TH)

Các tin liên quan

Các tin khác