Những nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng mũ bảo hiểm, áo mưa ẩm
Những nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng mũ bảo hiểm, áo mưa ẩm
Sử dụng mũ bảo hiểm ẩm, áo mưa ẩm hôi không chỉ gây ra tình trang ngứa ngáy, viêm da, nấm da, rụng tóc mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Mùa mưa kéo dài, việc thường xuyên phải di chuyển xe máy dưới mưa khiến cho mũ bảo hiểm, áo mưa bị ướt tạo điều kiện cho nấm mốc, mùi hôi xuất hiện dễ phát sinh bệnh da liễu. Bởi nếu sử dụng mũ bảo hiểm ẩm thường xuyên dễ gây rụng tóc, ngứa nấm da đầu, lên mụn trứng cá trên khu vực trán, cằm, hai bên thái dương,... khu vực mà mũ bảo hiểm thường xuyên tiếp xúc.
Dùng áo mưa ẩm liên tục cũng tiềm ẩn nhiều tác hại tương tự như mũ bảo hiểm ẩm. Các áo mưa bị ẩm, không được phơi khô áo dễ sinh sôi vi khuẩn gây nấm mốc, dẫn đến hiện tượng ngứa, mụn, nấm da, viêm da cơ địa... nhất là những người có cơ địa nhạy cảm.
Trong đó, mặc đồ ẩm lâu dễ sản sinh nấm Stachybotrys chartarum. Nấm Stachybotrys chartarum là loài nấm độc hại gây nhiễm trùng cơ quan hô hấp. Nếu thường xuyên mặc đồ ẩm, áo mưa ẩm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi, dị ứng, thậm chí nhiễm trùng phổi. Bên cạnh đó, mùi hôi khó chịu từ áo mưa, mũ bảo hiểm cũng gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày.
Cách phòng tránh mắc bệnh từ mũ bảo hiểm, áo mưa trong mùa mưa
Cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh từ mũ bảo hiểm, áo mưa ẩm trong mùa mưa kéo dài chính là cần vệ sinh mũ bảo hiểm, áo mưa thường xuyên.
Vệ sinh mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm không thể tháo rời
Mũ bảo hiểm không thể tháo rời nên pha sẵn một chậu nước ấm với dầu gội đầu hoặc với dầu xả, sau đó rửa sạch bụi bẩn, nước mưa bám bên ngoài nón bảo hiểm. Ngâm mũ bảo hiểm vào trong dung dịch vừa mới pha khoảng 10 - 15 phút để ra hết các bụi bẩn. Dùng bàn chải đánh răng không còn sử dụng cọ rửa lớp xốp và lớp vải đệm để cọ rửa và giặt sạch. Cuối cùng, xả nón trực tiếp dưới vòi nước sạch để lấy đi những bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng hơn.
Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ phần vỏ và bên trong, nên đem phơi nón bảo hiểm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp ảnh hưởng đến lớp sơn ngoài của nón bảo hiểm. Chỉ sử dụng mũ bảo hiểm sau khi đã khô hoàn toàn. Nếu chưa khô kỹ, mũ bảo hiểm còn đang ẩm mà bạn đã sử dụng sẽ làm vi khuẩn quay trở lại và có mùi hôi khó chịu.
Mũ bảo hiểm có thể tháo rời
Nên tháo rời tất cả các bộ phận như lót mũ, kính chắn bụi, bảo vệ mũi… giúp vệ sinh mũ bảo hiểm dễ dàng hơn. Hòa tan một ít nước giặt bằng nước ấm rồi ngâm các lớp lót trong khoảng thời gian từ 10 -15 phút, dùng bàn chải đánh răng không còn sử dụng nữa, đánh các vết bẩn ở trên lớp lót, rồi xả lại với nước sạch, đem phơi khô. Sau khi tất cả đã khô, bạn đem lắp ráp lại như ban đầu là có thể sử dụng.
Ngoài việc duy trì thói quen giặt mũ bảo hiểm thường xuyên, có thể làm theo tuần để phòng tránh rụng tóc, nấm ngứa... Vào mùa mưa nên dự phòng thêm một mũ bảo hiểm nữa tránh việc mũ bảo hiểm sau khi vệ sinh sạch chưa khô.
Áo mưa
Sau khi đi mưa về nên treo áo mưa ở những nơi thoáng mát, nơi có gió lùa giúp cho áo khô nhanh chóng. Sau mỗi đợt mưa lũ kết thúc cũng nên giặt áo mưa sạch sẽ, đem phơi dưới nắng sẽ khử khuẩn, nấm mốc rất tốt.
Ngoài ra, sau khi đi mưa về nên nhanh chóng thay quần áo, tắm nước ấm tránh bị nhiễm lạnh. Nếu được thì có thể giặt đồ càng sớm càng tốt, tránh vi khuẩn sinh sôi mạnh bởi trong quá trình di chuyển quần áo có thể tiếp xúc với nước bẩn từ đường.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kỹ năng di chuyển an toàn trong mùa mưa
Lupus ban đỏ những biến chứng nguy hiểm
Bệnh nấm da chân rất dễ lây, lan ra các bộ phận khác
Du lịch Huế mùa mưa thú vị như thế nào
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.