Những lễ hội văn hóa độc đáo tại Trà Vinh

7/21/2020 8:47:00 AM
Về Trà Vinh du khách không chỉ được tham quan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Âng, Ao Bà Om, cù lao Long Trị, chùa Vàm Rây mà du khách còn được tham gia vào những lễ hội văn hóa của người dân nơi đây.

 

Về Trà Vinh du khách không chỉ được tham quan khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng như chùa Âng, Ao Bà Om, cù lao Long Trị, chùa Vàm Ray mà du khách còn được tham gia vào những lễ hội văn hóa của người dân nơi đây.

Lễ hội mừng năm mới - Chôl Chnam Thmây

Chôl Chnam Thmây còn được biết là lễ hội mừng năm mới của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ nói chung và tại Trà Vinh nói riêng. Nếu bạn đi đến Trà Vinh từ ngày 14-16/4 dương lịch hàng năm hãy tham gia lễ hội hết sức độc đáo này. Lễ hội này được gọi bằng những cái tên khác như “Tết năm mới” hay “Lễ chịu tuổi”. Lễ chịu tuổi cũng là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất tại nơi đây. Trong thời gian diễn ra lễ hội mọi người ca hát, nhảy múa theo điệu nhạc, thưởng thức các món ăn truyền thống.

Ngày đầu diễn ra lễ hội người dân sẽ chọn giờ lành để tắm gội sạch sẽ, chọn cho mình những trang phục đẹp nhất mang theo lễ vào chùa để cử hành rước đại lịch “Maha Sankran”, diễu hành quanh điện chính ba vòng chào đón Chư Tiên và lễ Phật. Vào buổi tối mọi người sẽ hòa mình vào không khí lễ hội tham gia nhiều trò chơi dân gian, nhảy múa theo những điệu nhạc truyền thống.

Vào ngày thứ hai của lễ hội người dân sẽ lên chùa dâng hương và dâng cơm cho các vị sư bữa sáng và bữa trưa. Buổi chiều là thời gian của lễ đắp núi cát để cầu phúc duyên và tránh kiếp nạn.

Vào ngày thứ ba của lễ hội cùng là ngày cuối cùng trong lễ hội. Buổi sáng hôm đó mọi người sẽ mang hương hoa, lễ vật lên chùa. Các nhà sư dùng một cành hoa để vẩy thứ nước tinh khiết có ướp hương hoa lên tượng Phật. Mọi người cùng nhau cầu bình an, sức khỏe và mùa màng thuận lợi cho một năm tới.

Lễ hội báo hiếu

Nếu có dịp về Trà Vinh vào những ngày 25-28/7 âm lịch tại đây bạn sẽ có cơ hội tham gia vào lễ hội báo hiếu hay còn có tên gọi khác là Lễ hội chùa ông Bổn. Vào ngày tổ chức lễ hội người dân ở đây thường tập trung về Vạn Niên Phong Cung (chùa Chợ) tọa lạc tại khóm 1, thị trấn Càu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh để làm lễ. Vào ngày diễn ra lễ hội là thời điểm diễn ra nhiều nghi lễ trang trọng như: lễ rước Phật, thần ở các đình, chùa vùng phụ cận về Vạn Niên Phong Cung; Thỉnh kinh, Lễ khai kinh; Đăng đàn thí thực; Cầu quốc thái dân an,... Trải nghiệm này cũng giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về văn hóa tâm linh của người dân ở vùng Cầu Kè hơn 100 năm qua.

Lễ hội được tổ chức mới mong muốn báo hiếu và cầu an, thu hút hàng chục nghìn người dân và du khách khắp các nơi tham dự. Lễ hội còn phản ánh nét hỗn dung tín ngưỡng độc đáo của các dân tộc tại trà Vinh là Kinh, Khmer và Hoa. Không những được hòa mình vào lễ hội du khách còn có cơ hội thưởng thức đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh như bún nước lèo, dừa sáp, chuối táo quạ, phá lấu của cải,…

Lễ cúng biển

Nếu du khách đến Trà Vinh vào ngày 10-12 tháng 5 âm lịch tại huyện Cầu Ngàng, tỉnh Trà Vinh sẽ được tham gia vào lễ hội cúng biển hay còn gọi là Nghinh Ông. Lễ hội được tổ chức để thể hiện lòng thành kính và lời cảm ơn của người dân tới biển cả, ngoài ra là tạ ơn cá Ông vì đã khiến sóng yên biển lặng, người dân được ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội sẽ bao gồm 6 phần chính: đi nghinh Nam Hải bằng ghe biển, giỗ tiền chức, chánh tế, chánh tế Bà Chúa, đi nghinh ngũ phương, tống tàu ra khơi. Lễ hội không chỉ là điểm tựa tinh thần của người dân mà còn là dịp để mọi người vui chơi giải trí, giao lưu cộng cảm và trao truyền đạo lý, tình cảm, bày tỏ mong muốn vụ mùa bội thu, đầy ắp cá tôm và phúc lộc thọ cho mọi nhà.

Lễ hội cúng trăng - Ok Om Bok

Lễ hội cúng trăng là một lễ hội lâu đời tại Trà Vinh và được bình chọn là một trong mười di sản văn hóa phi vật thể. Lễ hội Ok Om Bok tổ chức với mục múc tạ ơn mặt trăng. Khi tham gia lễ hội du khách sau khi dâng hương các vị bô lão nắm những nắm cốm dẹp đút cho trẻ con ăn cùng lời chúc ăn khỏe, mau lớn. Lễ cúng trăng là lễ hội để mọi người cầu mong một mùa màng bội thu vì trong tín ngưỡng của người Khmer, mặt trăng tượng trưng cho vị thần cai quản thời tiết và mùa màng. Bên cạnh đó, du khách sễ được tham gia thả đèn nước, thả đèn gió, thưởng thức nhiều món ăn ngon

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ có nhiều du khách đến tham quan và trải nghiệm Trà Vinh nhiều hơn. Không những vật du khách còn có cơ hội tìm hiểu nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em Kinh, Khmer và Hoa.

Suckhoecuocsong.vn/TH

 

 

Các tin liên quan

Các tin khác